Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Thu - 1906035045- TCNH26B (Trang 91 - 93)

3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý:

“Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ và chuẩn mức quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Vì CNTT và điện tử viễn thông là liên tục thay đổi, do đó, các chính sách quy định cũng phải có sự điều chỉnh phù hợp với các dịch vụ mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng được thí diểm, chuẩn bị tốt nhất cho sự hội nhập. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật công bằng, phù hợp để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, tạo niềm tin cho ngân hàng vững bước phát triển cũng như tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Chính phủ phải có những quy định về việc truyền tải dữ liệu điện tử theo các thức phi chứng từ. Nhiều loại phương tiện thanh toán điện tử ngày nay vẫn phải hoàn tất các báo cáo giao dịch bằng chứng từ giấy. Để phát triển thanh toán điện tử Chính phủ nên cho phép thay thế các giấy tờ bằng các phương tiện điện tử phi vật chất, thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng TMĐT ; bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử. Xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý, cung cấp công chứng và chứng nhận chữ ký điện tử; xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chữ ký điện tử nhanh chóng chính xác.

Chính phủ cần kiện toàn và hoàn thiện công tác thông tin công dân, kiểm soát được nơi cư trú, công tác và thu nhập của công dân. Từ đó minh bạch thu nhập và chi tiêu của mỗi người. Rất nhiều sự cố chuyển tiền nhầm hay gian lận, đánh cắp thông tin không xử lý được do chưa có cơ chế minh bạch về thu nhập và chưa có

chế tài xử lý cụ thể. Dịch vụ ngân hàng số là một lĩnh vực mới, nhiều rủi ro. Chính vì vậy cần có những quy định công khai, minh bạch thông tin trên thị trường cùng với đó là tội danh cũng như khung hình phạt cho các vi phạm tài chính cũng như các quy định làm cơ sở xử lý khi có rủi ro, tranh chấp phát sinh.

3.3.1.2. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng :

Đầu tư nâng cấp cơ sợ hạ tầng không chỉ phục vụ riêng cho phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng số cho nhánh Ngân hàng mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nói chung. Chính phủ cần nâng cao trình độ khoa học công nghệ quốc gia. Phát triển mạng máy tính toàn cầu Internet cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử, xây dựng hạ tầng đường truyền viễn thông thông suốt từ trung ướng tới địa phương, các vùng miền , nông thôn trên cả nước. Do vậy, chính phủ cần có kế hoạch phát triển hạ tầng công nghê, tạo nền tảng cho hệ thống các NHTM thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ hiện đại.

Mặt khác việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là định hướng phát triển chung của cả nước, nên ngoài việc chính phủ tự đầu tư thì chính phủ nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng, doanh nghiệp đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thanh toán điện tử.

Thêm vào đó để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia giao dịch không sử dụng tiền mặt thì Chính phủ nên có các chính sách hỗ trợ hay ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tham gia. Chính phủ tiếp tục chính sách thúc đẩy chi trả lương qua tài khoản; chỉ đạo các đơn vị chi tiêu công, các ngành lớn như giao thông, cầu đường, y tế, giáo dục… đẩy mạnh triển khai dự án để có thể sử dụng thẻ dể thanh toán các loại phí.

3.3.1.3. Đầu tư cho giáo dục

Như đã đề cập tại phần thực trạng, trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ngân hàng số. Khách hàng không am hiểu công nghệ sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ. Mặt khác thiếu hiểu biết và kiến thức về ngân hàng, tài chính và pháp luật dễ dẫn đến bị lợi dụng, lừa gạt trong giao dịch điện tử. Do vậy đầu tư cho hệ thống giao dịch là đầu tư phát triển nhân tố con người. Chính vì lẽ đó nhà nước cần đưa thêm các môn học về

thương mại điện tử, thanh toán điện tử và công nghệ vào chương trình đạo tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Mặt khác Chính phủ cần tuyên truyền rộng rãi về chính sách thuế, quy định pháp luật về thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Người dân có thể tự cập nhật và có hiểu biết về sản phẩm dịch vụ mình đang sử dụng và từ đó có cách bảo vệ quyền lợi của mình tối đa.

3.3.1.4. Thúc đẩy sự phát triển của thuơng mại điện tử nói chung, ngân hàng

số nói riêng.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, Chính phủ phải nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình thương mại điện tử.

Đẩy mạnh phát triển các kênh thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng số sau này.

3

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Ngọc Thu - 1906035045- TCNH26B (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)