II. Thực hiện kiểm toán
1. Công bố quyết định kiểm toán
2.2.2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
a) Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán các phần việc được giao, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV nhận thấy có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận.
b) Nội dung kiểm toán ngân sách gồm:
Trong quá trình kiểm toán các phần hành, khoản mục, KTV phát hiện những sai sót trong BCTC:
1. Trong quá trình kiểm toán, khi KTV tiến hành kiểm tra các khoản mục bất thường, sau đấy kiểm kê quỹ tiền mặt thì phát hiện ra số tiền thực tế là 236.629.642.802 thấp hơn số tiền trên BCTHTC là 236.639.642.802. Nguyên nhân do CB kế toán Hùng tạm ứng công tác 20.000.000, chi phí thực tế phát sinh là 10.000.000. Số tạm ứng chi không hết KT Hùng đã hạch toán lên sổ nhưng chưa hoàn trả số tiền 2. Đồng thời, khi KTV đối chiếu chứng từ mua, bán TSCĐ với sổ NKC thì phát hiện
kế toán bỏ sót nghiệp vụ mua dàn máy tính phục vụ trị giá 30.000.000 (Thuế VAT 10%) cho các hoạt động của văn phòng ngày 01/04/2020, số hóa đơn GTGT 00098, tại Công ty máy tính Phú Quý, đơn vị đã tiến hành thanh toán qua TKTG (từ nguồn NSNN). Đơn vị khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng là 5 năm. (Tính đầy đủ)
3. Khi kiểm tra sổ NKC, bộ chứng mua hàng, KTV nhận thấy có 1 hoá đơn số 00186 mua văn phòng phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà ngày 30/12/2020 trị giá 16.500.000 (đã bao gồm thuế GTGT) đơn vị đã tiến hành thanh toán bằng TGNH, ngày 02/01/2021 lô VPP trên về tới đơn vị và được đưa vào dùng trực tiếp cho HĐ HC. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ thanh toán vào ngày 02/01/2021.
4. Khi kiểm kê quỹ tiền mặt, phiếu chi, sổ chi tiết các TK và các quyết định liên quan tới quỹ phúc lợi và danh sách kèm theo, phát hiện quyết định chi phúc lợi cho CBVC hỗ trợ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với số tiền là 30.400.000 bằng tiền mặt. Nhưng trên sổ, kế toán lại hạch toán với số tiền là 34.400.000.
5. Khi kiểm tra sổ chi tiết TK TGNH với bộ chứng từ liên quan, KTV phát hiện ngày 20/7, chuyển khoản thanh toán tiền điện văn phòng (Số 107357402) tháng 6 5.500.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) nhưng vì sơ suất nên kế toán hạch toán lên sổ là 550.000.
6. Khi kiểm tra hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự, so sánh tên trên các giao dịch của sổ phụ ngân hàng đã thanh toán với các bảng chấm công, bảng tính lương và sổ NKC, KTV phát hiện CBVC Lan tại phòng tiếp công dân đã nghỉ việc từ cuối tháng 11 nhưng vẫn được tính lương cho đến cuối năm hành chính, biết chị Lan là công chức loại A1, hệ số lương là 5.36 (mức lương cơ sở là 1.554.400)
Với những sai sót trên thì ảnh hưởng đến BCTC như sau:
Nghiệp vụ Bút toán đúng 1 Tạm ứng: Nợ TK 141: 20.000.000 Có TK 111: 20.000.000 Chi phí thực tế phát sinh: Nợ TK 611: 10.000.000 Có TK 141: 10.000.000 Đồng thời: Nợ TK 337: 10.000.000 Có TK 511: 10.000.000 2 Nợ TK 211: 33.000.000 Có TK 112: 33.000.000
Đồng thời: Nợ TK 337: 33.000.000 Có TK 366: 33.000.000 Hao mòn luỹ kế Nợ TK 611: 4.950.000 Có TK 214: 4.950.000 3
Ghi nhận nghiệp vụ thanh toán ngày 30/12/2020 Nợ TK 611: 16.500.000 Có TK 112: 16.500.000 Đồng thời: Nợ TK 337: 16.500.000 Có TK 366: 16.500.000 4 Nợ TK 4312: 30.400.000 Có TK 111: 30.400.000 5 Nợ TK 611: 5.500.000 Có TK 112: 5.500.000 Nợ TK 337: 5.500.000 Có TK 511: 5.500.000 6 Không ghi
Ảnh hưởng của các sai sót:
Nghiệp vụ Ảnh hưởng BCKQHĐ
1 Không ảnh hưởng
2 Mục I. HĐ HC, SN
I.2. Chi phí
• Chi phí hoạt động giảm 4.950.000
• Thặng dư (thâm hụt) tăng 4.950.000 V. Thuế TNDN tăng 990.000
VI. Thặng dư/ thâm hụt trong năm tăng 3.960.000
3 Mục I. HĐ HC, SN
I.2. Chi phí
• Thặng dư (thâm hụt) tăng 16.500.000 V. Thuế TNDN tăng 3.300.000
VI. Thặng dư/ thâm hụt trong năm tăng 13.200.000
4 Không ảnh hưởng
5 Mục I. HĐ HC, SN
I.1 Doanh thu
• Từ NSNN cấp giảm 4.950.000 I.2 Chi phí
• Chi phí hoạt động giảm 4.950.000 I.3 Thặng dư/thâm hụt không đổi
6 Mục I. HĐ HC, SN
I.2. Chi phí
• Chi phí hoạt động tăng 9.206.400,32
• Thặng dư (thâm hụt) giảm 9.206.400,32 V. Thuế TNDN giảm 1.841.280,064
VI. Thặng dư/ thâm hụt trong năm giảm 7.365.120,256
Ảnh hưởng lên BCTHTC Tài sản
Tiền
Các khoản phải thu khác TSCĐ
Khấu hao và hao mòn Tổng tài sản
Nguồn vốn
Tạm thu
Các khoản nhận trước chưa ghi thu Nợ phải trả khác Thặng dư/ thâm hụt Các quỹ Tổng nguồn vốn Ảnh hưởng lên BCKQHĐ I.Hoạt động hành chính, sự nghiệp 1.Doanh thu a. Từ NSNN cấp 2.Chi phí a. Chi phí hoạt động 3. Thặng dư/ thâm hụt V.Chi phí thuế TNDN
VI. Thặng dư/ thâm hụt trong năm
Nhận xét: Căn cứ vào “Bảng xác định mức trọng yếu đối vơi BCTC của Tỉnh TH năm 2020”, đoàn KT xét thấy tổng giá trị các sai sót nhỏ hơn MTY tổng thể BCTC và đồng thời, các sai sót nhỏ hơn mức SS có thể bỏ qua. Trao đổi với đơn vị tỉnh Thanh Hoá, đơn vị chấp nhận điều chỉnh và thuyết minh BCTC.
d) Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán: Kiểm toán viên thực hiện việc ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; từ Đoạn 123 đến Đoạn 127 Chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; từ Đoạn 98 đến Đoạn 103 Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.
e) Các tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do Kiểm toán viên nhà nước thực hiện:
- Các tổ trưởng kiểm tra, soát xét hàng ngày trên cơ sở Nhật ký kiểm toán, trao đổi, báo cáo công việc hàng ngày đối với những nội dung Kiểm toán viên nhà nước còn vướng mắc, chưa làm rõ, những nội dung có dấu hiệu vi phạm, gian lận. Kiểm tra các bằng chứng kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước đã thu thập được, kết quả kiểm toán và các ý kiến của Kiểm toán viên nhà nước; đánh giá mức độ công việc Kiểm toán viên nhà nước đã thực hiện; yêu cầu Kiểm toán viên nhà nước thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết.
f) Kiểm toán viên nhà nước ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán: - Căn cứ vào ý kiến kết luận của Tổ trưởng, Kiểm toán viên nhà nước tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm bảo đảm tính thích hợp, đầy đủ, logic của các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán, trao đổi và tiếp thu ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán; củng cố các bằng chứng, đưa ra nhận xét, đánh giá, xác nhận kiểm toán, đề xuất kết luận, kiến nghị kiểm toán; thống nhất và ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
- Thực hiện việc trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1260 - Trao đổi các vấn đề với đơn vị kiểm toán trong kiểm toán tài chính; thực hiện thảo luận về các phát hiện và kết luận kiểm toán sơ bộ trong kiểm toán hoạt động theo quy định tại Đoạn 86, 87 Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; thực hiện trao đổi thông tin trong kiểm toán tuân thủ theo quy định tại Đoạn 66 Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
- Sau khi đã kiểm toán và phát hiện các sai sót, KTV nhận thấy các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, Kiểm toán viên nhà nước đã tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để
kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo làm rõ, xử lý. Đơn vị đã tiến hành điều chỉnh lại các sai sót và các báo cáo tài chính.