Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ việt nam sang thị trường hoa kỳ giai đoạn 2010 2015 (Trang 34 - 39)

Bảng 3.3:Kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ so với các loại hoa quả thường khác

Năm

Hoa quả hữu cơ Hoa quả thường Tổng kim ngạch (USD) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 2006 5.780 21,6 21000 78,4 26.780 2007 8.160 21,4 30000 78,6 38.160 2008 113.333 34,5 215.000 65,5 328.333 2009 134.340 50,8 130.000 49,2 264.340

( Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Công thương) Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ trọng hoa quả hữu cơ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng dần lên qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hoa quả của nước ta. Năm 2006 lượng hoa quả hữu cơ xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ trọng 21,6 % trong tổng kim ngạch xuát khẩu hoa quả các loại của nước ta, thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên đến mức 50,8% đánh dấu sự phát triển rõ nét về kim ngạch trong xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ nước ta sang thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khó tính như thị trường Hoa Kỳ.

Hiện Việt Nam đang xuất khẩu trên 30 loại trái cây khác nhau trong đó do các điều kiện nghiêm ngặt của thị trường Hoa Kỳ hiện các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cho nên số lượng xuất khẩu sang thị trường này còn khá hạn chế .Hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất các loại dứa, mít, đu đủ, xoài, Thanh long…Trong khi đó rất nhiều loại đặc sản chưa được cấp giấy phép nhập khẩu nên chưa thể xuất trong khi nhu cầu loại trái cây này tại thị trường Hoa Kỳ khá lớn.

Theo thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, hiện nay Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 10 loại hoa quả khác nhau vào thị trường Hoa Kỳ trong đó chủ yếu là các loại trái cây đã qua sơ chế, đóng hộp hoặc sấy khô… Trong những tháng đầu năm

2009, Việt Nam đã xuất khẩu thêm một số loại trái cây sang thị trường Mỹ như trái Hồng xiêm, Vú sữa, Chanh, Nhãn, xoài và quả sơ ri. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những loại trái cây này chưa cao và mới chỉ ở dạng thăm dò nhu cầu thị trường.

Bảng 3.4: Tham khảo các mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2007

Chủng loại Trị giá (USD) Chủng loại Trị giá (USD)

Trái cây đóng lon 1.257.330 Mít 40.636

Dứa 1.075.421 Xoài 36.307

Nước hoa quả 681.991 Mãng cầu 27.179

Các loại rau quả chế biến 447.086 Nhãn 26.020

Pitacho 343.181 Đu đủ 12.224

Mứt 238.598 Chuối 4.666

Dừa 180.692 Chanh 655

Trái cây sấy 146.511 Me 617

( Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại)

Bảng 3.5:Tham khảo bảng một số loại trái cây xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 Chủng loại Tháng1 USD Tháng2 USD Tháng3 USD Tháng 4 USD Tháng 5 USD Tháng 6 USD Trái cây đóng lon 384.043 327.526 242.232 391.096 528.500 414.492 Dứa 4.347 66.408 --- 208.238 306.921 294.281 Thanh long 722.540 650.000 820.000 956.352 1.200.623 1.110.320 Nước hoa quả 520.120 --- --- 1.256 312.256 254.124

Mít --- --- 26.226 7.770 4.925 ---

Chuối 2.770 --- --- --- 325.145 235.120

Đu đủ 36.250 ---

Nhìn vào hai bảng thống kê trên có thể thấy c hủng loại hoa quả hữu cơ xuất khẩu trở nên phong phú và đa dạng hơn so với những năm trước. Đáng chú ý, một số loại trái cây như Thanh long, bưởi Năm roi, vú sữa… đã được xuất sang thị trường "khó tính" như Mỹ. Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực này đã góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ nước ta một cách mạnh mẽ về quy mô và sản lượng xuất khẩu. Mặt khác, các mặt hàng hoa quả xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu đối với các mặt hàng cho giá trị kinh tế cao, có thể xuất khẩu với quy mô lớn, và đồng đều về chất lượng như trái Thanh long là bước đột phá đối với ngành xuất khẩu hoa quả nước ta. Do đó, góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ Việt Nam theo hướng bền vững đảm bảo về quy mô cũng như chất lượng của phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Sản lượng trái cây tăng cao nhưng chất lượng không đồng nhất, tỷ lệ sản phẩm hư hỏng sau thu hoạch còn cao, giá cả không ổn định… Hiện nay, rào cản lớn nhất đối với sản phẩm trái cây và rau màu của Việt Nam là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đã có một số vùng chuyên canh trồng Thanh long, Vú Sữa, Bưởi…áp dụng tiêu chuẩn này tuy nhiên chưa nhiều và phần lớn vẫn canh tác theo lối truyền thống.

Dưới đây là các biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất khẩu một số loại hoa quả hữu cơ chủ yếu của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ trong 4 năm từ 2006 đến 2009

Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây hữu cơ chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 4 năm từ 2006 đến 2009

32%40% 40% 28% Xoài dứa các loại khác 28% 31% 41% Xoài dứa các loại khác

31%26% 26% 43% dứa thanh long các loại khác 31% 46% 23% dứa thanh long các loại khác

Tỷ trọng kim ngạch năm 2008 Tỷ trọng kim ngạch năm 2009

Qua biểu đồ trên có thể thấy, dứa và xoài là 2 loại trái cây hữu cơ xuất khẩu chủ lực của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ trong hai năm 2006 và 2007 với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cả hai loại tương ứng trong hai năm lần lượt là 72% và 59%. Sở dĩ tổng kim ngạch 2 loại trái cây này năm 2007 giảm đi và thấp hơn năm 2006 là do sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của một số loại trái cây khác tăng lên như: bưởi, mít sấy khô, mặng cụt và một số loại quả có múi khác. Từ sau tháng 7/2008 khi trái thanh long Việt Nam chính thức được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì trái cây này đã tạo bước đột phá trong ngành xuất khẩu hoa quả nước ta, với tỷ trọng kim ngạch quý tư năm 2008 đạt 26%, con số này tăng lên đạt 46% vào năm 2009. Theo kết quả tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thu thập được, thì tỷ trọng kim ngạch một số loại hoa quả hữu cơ chính của nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong thời gian tới, dứa và thanh long sẽ là hai loại trái cây hữu cơ xuất khẩu chủ lực của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ.

Đối với các loại trái cây khác như: mít, nhãn, chôm chôm, đu đủ, mãng cầu, xoài…kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế chỉ dừng lại ở mức vài lô hàng/năm. Theo số liệu thống kê, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này tập trung lớn vào các loại như: chuối, nho, cam, xoài và dứa…Đây là những loại trái cây mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng cung cấp. Tiềm năng của nước ta là rất lớn, vấn đề quan trọng nhất là các nhà xuất khẩu cần quan tâm đầu tư để có sản phẩm sạch thì việc xuất khẩu sang thị trường lớn này sẽ nằm trong tầm tay.

Như vậy, cơ cấu mặt hàng hoa quả hữu cơ xuất khẩu của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng của các loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao như dứa, xoài và thanh long, có chất lượng trái đồng đều, có

thể đáp ứng xuất khẩu theo quy mô lớn với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao và theo hướng phát triển xuất khẩu bền vững.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa quả hữu cơ việt nam sang thị trường hoa kỳ giai đoạn 2010 2015 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)