+ Đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Mỹ:
Luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ quy định chỉ có các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ các mặt hàng thực phẩm, hay những mặt hàng liên quan cho tiêu dùng của con người và động vật, đã đăng ký với Cục Quản ký Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ trước ngày 12-12-2003, trên cơ sở phải có một pháp nhân Hoa Kỳ làm đại diện cho doanh nghiệp tại Hoa Kỳ , thì mới được xuất hàng sang Hoa Kỳ. Những doanh nghiệp không hoặc chưa đăng ký, hàng hóa xuất khẩu sẽ bị giữ tại cảng nhập khẩu vào nước Mỹ để chờ đăng ký, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị cấm xuất khẩu sang Mỹ. Đây là quy định nhằm giúp FDA xác định địa điểm và nguồn gốc các trường hợp có nguy cơ khủng bố sinh học hoặc bùng nổ dịch bệnh do thực phẩm, trên cơ sử các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
+Tăng phí kiểm định hoa quả tươi nhập khẩu:
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA) ban hành quy định tăng khoảng 15% mức phí kiểm định rau quả tươi nhập khẩu vào nước này trong năm tài chính 2008-2009. Trong một điều khoản của đạo luật 1937 thỏa thuận về Marketing trong lĩnh vực nông nghiệp quy định rõ bất kỳ khi nào USDA ban hành các quy định về phân loại, kích cỡ, chất lượng hoặc độ chín của các sản phẩm theo các yêu cầu về Marketing trong nước thì cũng sẽ ban hành các quy định tương tự đối với các sản phẩm nhập khẩu. Hiện có 14 mặt hàng phải tuân thủ theo các quy định nhập khẩu và các yêu cầu về kiểm định gồm: bơ, chà là, hạt phỉ( filberts), bưởi, kiwi, ooliu, hành, cam, khoai tây, mận, nho khô, nho tươi( table grape), quả óc chó.
+ Kiểm dịch thực vật:
Đối với rau quả tươi, Việt Nam chưa có danh mục riêng được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ mà chỉ được phép nhập khẩu theo danh mục chung của APHIS( cơ quan kiểm dịch động thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ). Các mặt hàng rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam như vải, hồng xiêm, thanh long…lại không nằm trong danh mục này. Như vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu rau quả tươi vào Hoa Kỳ cần phải tuân thủ quy chế của APHIS về việc đăng ký các loại rau quả tươi để được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thủ tục này thường kéo dài 5 năm. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tiến hành làm việc với Hoa Kỳ, tiến trình triển khai chậm nên chưa rõ khả năng khi nào sẽ kết thúc, nếu thủ tục này không được giải quyết thì xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ khó có thể thực hiện được ở quy mô lớn.
Theo danh mục chung này, rau quả chưa chế biến, đã qua chế biến, các loại hạt có dầu, trái cây, hạt nguyên liệu công nghiệp…của Việt Nam như rau, quả các loại, trái cây, hạt các loại tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, động lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm…phải qua các thủ tục phức tạp của cơ quan quy định về kiểm dịch của USDA; phải phù hợp với các quy định về nhập khẩu và kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm định và an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS), phù hợp với các quy định về môi trường của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ về dư lượng thuốc trừ sâu…mới được nhập vào Hoa Kỳ.
Đặc biệt, việc Hoa Kỳ thắt chặt thêm kiểm soát đối với các loại thực phẩm nhập khẩu, trong đó có rau quả bằng quy định của Cục Quản lý dược và thực phẩm (FDA). Như thế nếu muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, rau quả Việt Nam phải tuân thủ một loạt các quy chế ngặt nghèo của APHIS và FDA. Vì phải vượt qua hàng loạt thủ tục phức tạp trên nên đến nay mới chỉ có hạt điều Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tại Hoa Kỳ
+ Vấn đề về năng lực xuất khẩu:
Phía Hoa Kỳ thường yêu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn, trong khi năng lực của các nhà xuất khẩu Việt Nam còn yếu, sản phẩm của ta mang nặng tính thời vụ, sản xuất phân tán theo quy mô nhỏ nên khi có nhu cầu không đáp ứng đủ. Những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu như rau quả nhiệt đới là những loại hàng hóa chiếm thể tích vận chuyển lớn, yêu cầu kỹ thuật bảo quản tiên tiến, khoảng cách giữa hai quốc gia quá xa nên chi phí vận chuyển và bảo quản cao. Về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thị trường yêu cầu khá cao nhất là với hàng hóa thực phẩm tươi sống
Một thách thức không nhỏ là vấn đề pháp luật. Hệ thống luật pháp, quy định của nước Mỹ rất chặt chẽ và phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu để nắm bắt đầy đủ thông tin về thị trường Hoa Kỳ như: yêu cầu về số lượng, chất lượng, thị hiếu và sở thích hay các quy định về kiểm dịch hàng hóa, đăng ký chất lượng, thương hiệu, nhãn mác. Theo ông Claude Hamrick, luật sư Hoa Kỳ, hàng hóa nông sản vào Hoa Kỳ không những phải chịu điều chỉnh của luật liên bang mà còn cả luật của các bang. Đôi khi những nhà sản xuất Hoa Kỳ còn sử dụng nó làm công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước.