Công ty VILEXIM nhập khẩu 3 nhóm mặt hàng chính đó là:
• Nguyên vật liệu: vòng bi, dây đồng, giấy, hạt nhựa, sắt thép, cáp điện
• Máy móc thiết bị: xe con, máy xúc, máy ủi
• Hàng tiêu dùng: tivi, máy xay sinh tố, máy xay thực phẩm, điều hòa, tủ lạnh, nồi cơm điện.
Bảng 11: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Tên hàng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị USD Tỷ trọng % Giá trị USD Tỷ trọng % Giá trị USD Tỷ trọng % Nguyên vật liệu 21,041,650 36.5 21,165,419 37.7 12,230,549 38.9 Máy móc thiết bị 7,090,748 12.3 8,814,246 15.7 6,539,728 20.8 Hàng tiêu dùng 29,515,958 51.2 26,162,030 46.6 12,670,723 40.3 Tổng 57,648,355 100 56,141,696 100 31,440,999 100
Nguồn: báo cáo nội bộ Công ty của phòng xuất nhập khẩu
Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng tiêu dùng chiếm luôn tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Năm 2007 chiếm tới 51.2%, năm 2008 là 46.6% và năm 2009 là 40.3% do các sản phẩm như điều hòa, tủ lạnh, ti vi là những sản phẩm tiêu dùng phổ biến và cần thiết trong đại đa số các gia đình Việt Nam. Đứng vị trí thứ hai là mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước với tỷ trọng nhập khẩu năm 2007 là 36.5 % đạt giá trị 21,041,650 USD, năm 2008 là 37.7% đạt giá trị 21,165,419 USD. Năm 2009 tuy giá trị nhập khẩu tuyệt đối mặt hàng này có giảm tương ứng do tổng kim ngạch nhập khẩu giảm, chỉ còn 12,230,549 USD, song tỷ trọng vẫn đứng ở vị trí thứ hai với 38.9%. Mặt hàng máy móc thiết bị đến năm 2009 chỉ chiếm 20.8% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty VILEXIM.
38
Bảng 12: Biểu đồ thể hiện sự biến động của kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cho thấy có sự giảm đáng kể của mặt hàng tiêu dùng từ 51.2% năm 2007 xuống 46.6% năm 2008 và chỉ còn 40.3% năm 2009, do mặt hàng này trong nước đã phát triển, nhiều Công ty nội địa đã có thể tự sản xuất máy xay sinh tố, nồi cơm điện, bàn là… với chất lượng khá tốt, làm giảm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với nhóm hàng nguyên vật liệu, do nền sản xuất trong nước phát triển, nhu cầu đối với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao nên tỷ trọng mặt hàng này trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty VILEXIM tăng đều từ năm 2007 đến năm 2009, mỗi năm tăng xấp xỉ 1% tỷ trọng. Đặc biệt đối với mặt hàng máy móc thiết bị, đây là mặt hàng mới của Công ty VILEXIM nên ban đầu khi đưa vào kinh doanh Công ty đã nhập khẩu với số lượng khá thấp để làm quen dần với mặt hàng này ( do nhập khẩu máy móc thiết bị yêu cầu số vốn lớn nên đầu tư vào mặt hàng này cũng mang nhiều rủi ro), và Công ty cũng cần thăm dò nhu cầu của thị trường, tuy nhiên sau đó mặt hàng này đã đem lại một khoản doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp nên trong các năm 2007, 2008, 2009 giá trị nhập khẩu mặt hàng này đã tăng lên đáng kể từ
39
12.3% lên 15.7% và đạt 20.8% năm 2009. Nguyên nhân được cho rằng do hoạt động sản xuất trong nước luôn có nhu cầu đối với máy móc thiết bị hiện đại và tân tiến của thế giới để tăng năng suất và sản lượng trong khi các Công ty Việt Nam còn khá yếu kém trong việc sản xuất các mặt hàng này, từ đó có thể thấy rằng Công ty VILEXIM đã biết đón đầu thị trường và tìm được những hướng đi mới phù hợp, nâng cao khả năng kinh doanh của mình.
3.5 Các thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty VILEXIM. Vì lẽ đó mà Công ty luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp.
Bảng 13: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Thị trường
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị USD Tỷ trọng % Giá trị USD Tỷ trọng % Giá trị USD Tỷ trọng % Indonesia 1,221,299 2.66 1,706,391 2.96 1,712,322 3.05 Lào 867,765 1.89 1,400,855 2.43 1,605,653 2.86 Thái Lan 1,616,155 3.52 1,147,202 1.99 701,771 1.25 Singapore 2,667,573 5.81 3,603,022 6.25 3,924,305 6.99 Hàn Quốc 7,199,234 15.68 9,990,460 17.33 11,245,182 20.03 Nhật Bản 14,853,012 32.35 16,539,313 28.69 12,654,338 22.54 Trung Quốc 12,906,280 28.11 17,801,812 30.88 18,532,374 33.01 Đài Loan 2,892,550 6.3 3,003,479 5.21 2,374,794 4.23 Hồng Kông 0 0 818,607 1.42 853,354 1.52 Ấn Độ 1,313,126 2.86 1,129,908 1.96 875,810 1.56 Đức 0 0 259,418 0.45 286,323 0.51 Pháp 376,491 0.82 247,888 0.43 684,929 1.22 Italia 0 0 0 0 690,543 1.23 Tổng 45,913,484 100 57,648,355 100 56,141,696 100
40
Nhìn vào bảng trên ta thấy thị trường của Công ty rất rộng lớn, bao gồm 13 thị trường lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ở khu vực ASEAN như Indonesia, Lào, Thái Lan và Singapore. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty trước đây là thị trường Nhật Bản, tuy nhiên những năm gần đây do thị trường các nước Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng hơn nữa giá lại rẻ hơn thị trường Nhật Bản nên trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng hơn trong việc tìm bạn hàng ở các thị trường này.Có thể thấy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm qua, cụ thể giảm từ 32.35% năm 2006 xuống còn 28.69% năm 2007 và chỉ còn 22.54% năm 2008. Từ vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty năm 2006, Nhật Bản đã phải nhường vị trí này cho Trung Quốc khi trong năm 2007 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Công ty VILEXIM từ thị trường Trung Quốc đã tăng từ 28.11% năm 2006 lên 30.88% năm 2007 và 33.01% năm 2008. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Công ty với tỷ trọng tương ứng là 15.68% năm 2006, tăng lên 17.33% năm 2007 và đạt 20.03% năm 2008. Các nước ASEAN tuy là những thị trường quen thuộc của Công ty,tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ những thị trường này không lớn do những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty như thiết bị máy móc hay đồ gia dụng không p hải là thế mạnh của những thị trường này, do đó tỷ trọng của các thị trường này chỉ nằm trong khoảng 2%-7% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty VILEXIM.
Ngoài việc duy trì mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, Công ty VILEXIM không ngừng mở rộng tìm kiếm các thị trường mới. Có thể thấy qua bảng trên: năm 2007 Công ty đã phát triển thêm thị trường nhập khẩu của mình sang các nước Hồng Kông và Đức với tỷ trọng tương ứng là 1.42% và 0.45%, năm 2008 Công ty tiếp tục có quan hệ làm ăn với bạn hàng ở thị trường rất mới mẻ đó là Italia (1.23% tỷ trọng) nhằm khai thác những lợi thế mà các thị trường này mang lại.
41