- Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn do Công ty mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Hiện tại doanh nghiệp đang cần vốn nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng mới.
- Tình trạng thiếu cán bộ là một trở ngại lớn đối với Công ty. Do đó trong những thời điểm nhiều hợp đồng được kí kết, tình hình nhân lực hết sức căng thẳng, nhiều khi một người phải đảm đương nhiều việc một lúc, do đó dễ dẫn tới tình trạng sơ suất và chậm trễ trong một số công việc.
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Việc nghiên cứu thị trường là do từng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhiệm, mạnh ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ thông tin lẫn nhau làm cho thông tin và phán đoán công việc thiếu chính xác, làm giảm hiệu quả không chỉ ở kinh doanh nhập khẩu mà cả đối với hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Do làm ăn quen với quan hệ lâu dài nên Công ty đã bỏ qua nhiều mối quan hệ làm ăn mới với giá thành thấp hơn mà có thể đem lại hiệu quả cao hơn.
50
khẩu ủy thác, hình thức nhập khẩu trực tiếp đã bắt đầu được chú trọng hơn nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nhập khẩu ủy thác. Nhập khẩu ủy thác tuy rủi ro thấp, doanh thu tăng nhưng đem lại lợi nhuận không cao.
4.3.2 Những nguyên nhân khách quan
- Do tình hình kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới cũng như cả nước nên các Ngân hàng thương mại hạn chế mức tín dụng và thời hạn tín dụng, dẫn đến tình trạng thiếu vốn làm cho phòng xuất nhập khẩu phải từ chối không ít đơn hàng và khách hàng mới.
- Tình hình tỷ giá biến động mạnh cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên khó khăn của phòng trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở khiến cho hàng hóa nhập lậu tràn lan với giá rẻ và chất lượng kém, gây tổn hại đến hàng hóa nhập khẩu chính ngạch do Công ty nhập khẩu về nói riêng và các Công ty nhập khẩu trong nước khác.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là thủ tục hải quan còn p hức tạp qua nhiều khâu, chú trọng về mặt hình thức giấy tờ nên gây lãng phí thời gian, ứ đọng vốn mất thời cơ kinh doanh. Dù hải quan điện tử đã bắt đầu được áp dụng nhưng vẫn còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước do chính phủ ban hành chính sách cho phép các doanh nghiệp đủ tư cách p háp nhân tham gia xuất nhập khẩu.
51
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY VILEXIM.
1. Định hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
1.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Trong những năm qua doanh nghiệp đã đạt được một số thành công, song doanh nghiệp vẫn luôn cần không ngừng hoàn thiện và p hát triển. Mục tiêu của doanh nghiệp là phải cố gắng phát huy mọi nguồn lực sẵn có, đoàn kết nhất trí đưa Công ty phát triển một cách bền vững, nâng cao hơn nữa vị thế của Công ty trên thị trường.Mục tiêu cụ thể là phải lập được cho mình những kế hoạch tài chính chính xác hơn để giảm chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất, mở rộng quy mô kinh doanh cả về thị trường cũng như mặt hàng, làm cơ sở để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Cuối năm 2009, ban lãnh đạo Công ty đã dựa trên các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2009 cũng như các nghiên cứu về bối cảnh thị trường trong năm 2010 để đưa ra bảng phân bổ chi tiêu kế hoạch kinh d oanh năm 2010 và phổ biến cho tất cả các phòng ban như sau:
Bảng 14: Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 của Công ty VILEXIM Đơn vị Kim ngạch NK (1000 USD) Doanh thu (Triệu VNĐ) Lợi nhuận (Triệu VNĐ) P.XNK1 5,600 30,000 1,200 P.XNK2 5,900 40,000 1,520 P.XNK3 8,500 145,000 2,350 P.XNK4 5,900 75,000 1,970 Chi nhánh 6,600 100,000 2,150 Tổng 32,500 390,000 9,190
52
Có thể thấy rằng, Công ty VILEXIM đã đặt ra cho mình những mục tiêu khá hợp lý nhằm thúc đẩy toàn bộ công nhân viên trong Công ty cố gắng làm việc nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Về kim ngạch nhập khẩu, trong năm 2010 Công ty đề ra mục tiêu cần đạt được 32.500 nghìn USD, tăng hơn 0.03% so với năm 2009 (31,441 nghìn USD), do Công ty cho rằng thời thời kì khó khăn nhất đã đi qua trong năm 2009, các đơn đặt hàng và hợp đồng mới đang bắt đầu trở lại với Công ty.
Có thể nhìn thấy một sự kì vọng lớn trong tăng trưởng doanh thu mà ban lãnh đạo Công ty đã đề ra trong năm 2010: 390.000 triệu VNĐ, trong khi doanh thu năm 2009 chỉ là 317,707 triệu VNĐ, tăng tới 22.75%. Tuy nhiên nguyên nhân của việc mục tiêu doanh thu được đặt ra cao như thế này một phần là do sự biến động của tỷ giá giữa USD và VNĐ. Năm 2009 tỷ giá giao dịch liên ngân hàng khoảng
1 USD=16.943 VNĐ, trong khi năm 2010 tỷ giá này là 1 USD= 18.544 VNĐ, vì vậy nếu tính theo đồng USD thì mục tiêu doanh thu được đề ra tăng khoảng 12.09%, là một con số khá cao nhưng mang tính khả thi do trong năm 2010 Công ty đang chú trọng tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị là những sản phẩm có giá trị lớn. Theo đà tăng của doanh thu, trong năm 2010 Công ty cũng đặt ra mục tiêu sẽ tăng lợi nhuận lên đạt 9.190 triệu VNĐ so với 7,392 triệu VNĐ của năm 2009, tỉ suất lợi nhuận 2010 cần đạt 2.36%.
Ngoài ra, Công ty cũng xác định cần phải không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty và các lĩnh vực kinh doanh khác mà Nhà nước không cấm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
53
1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
- Giữ vững nguồn hàng, khách hàng của năm 2009, đồng thời tích cực giao dịch tìm kiếm nguồn hàng khác ổn định, khách hàng có tín nhiệm để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Nghiên cứu phương án nhập khẩu và tự doanh hàng hóa sao cho ngày càng có hiệu quả hơn.
- Tích cực đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đọng cũ.
- Tạo dựng nền tài chính lành mạnh, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, gia tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nhằm tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp cho thị trường nội địa, Công ty xác định cần tăng cường mối quan hệ p hân p hối với các cửa hàng bán lẻ, nghiên cứu phương án tiến hành thành lập một số cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm của Công ty tại Hà Nội và một số thành phố khấc, thành lập một số chi nhánh tại các thành phố trọng điểm. Xu hướng phát triển của Công ty là tập trung vào đối tượng khách hàng quy mô lớn là các doanh nghiệp, các công trình công cộng.
2. Một số biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
2.1 Nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa
Hiện nay các nghiệp vụ mà Công ty đang áp dụng là khá p hù hợp và có hiệu quả. Tuy nhiên Công ty vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện các nghiệp vụ này, sao cho thực hiện một cách nhanh chóng và thuần thục nhất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngay từ khâu chọn đối tác kinh doanh, Công ty phải tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài về quá trình phát triển của họ, lĩnh vực kinh doanh của họ, những ưu điểm khuyết điểm của vật tư nguyên liệu, thiết bị do họ sản xuất.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhà xuất khẩu về thời gian mở L/C, lịch trình tàu, thời gian giao hàng và nhận hàng để tránh tình trạng phải mất chi phí lưu kho lưu bãi do chậm nhận
54
hàng hay mở L/C không phù hợp với hợp đồng như hiện nay, gây ra những lãng phí không cần thiết, đồng thời cũng làm giảm uy tín của Công ty với các đối tác nước ngoài.Điều quan trọng nhất khi người nhập khẩu mở L/C là p hải đối chiếu thật tỷ mỉ và chính xác những điều khoản trong hợp đồng, để sao cho L/C phải có các điều khoản phù hợp với hợp đồng, tránh những s ai sót không đáng có xảy ra. Những sai sót này sẽ dẫn tới việc phải làm đơn sửa chữa L/C vừa gây tốn thời gian, vừa gây tốn chi phí. Việc có những sai sót là khó có thể tránh khỏi, xong nếu cán bộ của Công ty cẩn thận hơn nữa trong từng bước thực hiện chuẩn bị hồ sơ để mở LC, điều đó sẽ hạn chế được tối đa những sai sót. Thêm nữa cũng phải liên tục giữ liên lạc với đối tác nước ngoài để nắm bắt được những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời khéo léo đàm phán với đối tác nước ngoài về nhữn g điều khoản mà họ muốn sửa đổi, nếu trong khả năng có thể làm được thì mới chấp nhận, còn không thì kiên quyết từ chối.
Khi thực hiện các thủ tục hải quan để tiếp nhận hàng hóa, Công ty cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để tránh phiền hà, mất thời gian như: hợp đồng, khai hải quan, bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu,lệnh giao hàng, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói chi tiết…
2.2 Tìm kiếm và phát triển các thị trường mới.
Việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với các bạn hàng cũ là cần thiết, tuy nhiên thời gian qua Công ty cũng đã bỏ qua nhiều mối quan hệ làm ăn mới với giá thành thấp hơn mà có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Thực tế cũng cho thấy việc thử phát triển các thị trường mới như Đức, Italy đã đem lại những tín hiệu ban đầu khả quan cho Công ty do khai thác được những lợi thế của các thị trường này đem lại.
Để tìm kiếm và khai thác được các thị trường mới, Công ty cần phải p hát huy hơn nữa những hiểu biết của mình về những vấn đề sau:
55
- Nắm vững chính sách thương mại cũng như chính sách bảo hộ mậu dịch của mỗi quốc gia, cần có một thông tin dự đoán các biến động về kinh tế, chính trị của các nước khác nhau.
- Nắm rõ các thông lệ quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế.
- Nắm rõ tình hình giá cả của nguyên liệu, thiết bị hay điểm mạnh, điểm yếu của thiết bị do từng nước sản xuất.
- Những thông tin về thị trường mà Công ty thu được phải kịp thời, chính xác. Sau khi thu thập, Công ty cần phải tiến hành p hân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng những thông tin này để làm cơ sở ra các quyết định chính xác phát triển ở những thị trường mới nào, từ đó nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa của Công ty, tạo cho Công ty một ưu thế lớn trên thị trường do tiên phong trong việc khai thác các sản phẩm chất lượng từ những thị trường mới như Italy, Pháp, Đức, Ấn Độ…
2.3 Đa dạng hóa phương thức nhập khẩu
Hiện nay Công ty VILEXim tiến hành nhập khẩu chủ yếu bằng hình thức ủy thác. Hình thức này chứa đựng ít rủi ro nhưng nó mang lại lợi nhuận thấp hơn các hình thức khác. Ngoài hình thức như hiện nay VILEXIM nên nghiên cứu áp dụng và phát triển các hình thức trên cơ sở phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức mà lựa chọn phương thức cho p hù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Để tăng kim ngạch nhập khẩu Công ty nên kết hợp nhiều phương thức khác nhau chẳng hạn phương thức nhập khẩu liên doanh nhằm tận dụng vốn góp của các bên liên doanh để không bỏ lỡ cơ hội nhấ t là các hợp đồng lớn trong điều kiện Công ty không có nhiều vốn lưu động. Hoặc là xem xét hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng để vừa xuất được hàng trong nước ra nước ngoài vừa nhập khẩu được hàng mình cần để thu lãi kép. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lên. Việc đẩy mạnh các phương thức nhập khẩu sẽ tạo cho Công ty khai thác tốt nguồn hàng đồng thời tạo ra sự liên kết giữa
56
các doanh nghiệp trong và ngoài nước với Công ty ngày càng được củng cố và phát triển.
2.4 Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự
Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Tuy hệ thống này có tính ổn định hơn so với các yếu tố khác, nhưng nó không phải là một yếu tố bất biến. Trong quá trình hoạt động của mình, hệ thống quản trị tổ chức và nhận sự cần đảm bảo có thể thích ưng được với các xu hướng vận động của Công ty và thị trường, tăng trưởng hay suy thoái kinh doanh.
Hiện nay Công ty VILEXIM đang áp dụng mô hình tổ chức trực tuyến- chức năng. Theo đó, hệ thống tổ chức của doanh nghiệp bao gồm các đơn vị thành viên là các phòng ban, bộ phận chuyên trách về các lĩnh vực chức năng khác nhau. Ưu điểm của hệ thống tổ chức này là hiệu quả tác nghiệp cao, phát huy tối đa ưu điểm của chuyên môn hóa, chú trọng hơn tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là dễ xuất hiện mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu và chiến lược, dễ xảy ra sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các bộ phận, chuyên môn hóa quá mức, và đặc biệt là khó xác định trách nhiệm cho từng bộ phận khi xảy ra vướng mắc cũng như đối với kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
Công ty VILEXIM đã lựa chọn và áp dụng hệ thống tổ chức trực tuyến - chức năng thì cần có những biện pháp phát huy hết ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của nó. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
❖Ban giám đốc cần phát huy vai trò của mình trong việc vạch ra đường lối, thống nhất ý kiến giữa các phòng ban chức năng về các kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra và là người quyết định cuối cùng cho mọi việc, nhằm tránh sự mâu thuẫn trong kế hoạch và hành động của các phòng ban chức năng.
❖Tinh giảm bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả nhằm làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm sự chồng chéo trong hoạt động.
57
❖Phải tạo ra sự liên kết và phối hợp giữa những cán bộ đứng đầu các phòng ban trong Công ty để có sự thống nhất trong các kế hoạch để ra và trong việc thực hiện các kế hoạch.
❖Khi đánh giá kết quả cũng như quy trách nhiệm, cần p hải có sự công bằng nhất định, chia thành quả đạt được cho các p hòng ban theo tỷ lệ đóng góp vào công việc.
2.5 Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử
Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính