Kết quả phỏng vấn các chuyên gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng quần áo dệt kim sang thị trường mỹ của tổng công ty cổ phần dệt may hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)

(1) Khi được hỏi về Mỹ có được coi là thị trường triển vọng không, thì đa số những người được phỏng vấn đều cho rằng Mỹ là một thị trường rất triển vọng, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lại cho doanh nghiệp. Đây là một thị trường tiềm năng, trong tương lai doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu thị trường này sâu hơn nữa để khai thác được thị trường này triệt để hơn nữa.

(2) Với câu hỏi này, đa số các chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu mặt hàng quần áo dệt kim sang Mỹ đó là rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ, và hệ thống luật pháp, chính trị của nước Mỹ khác nhau giữa các bang. Chính vì chúng ta chưa hiểu rõ hết được hệ thống luật pháp của Mỹ và hệ thống rào cản kỹ thuật quá khắt khe nên hàng dệt may của chúng ta khi xuất sang Mỹ thường bị kiện tụng.

(3) Các vị lãnh đạo công ty khi được phỏng vấn cho rằng để khắc phục được những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ thì doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ sản xuất hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo đó là những sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Và doanh nghiệp cần đầu tư cho công tác nghiên

cứu về thị trường Mỹ hơn nữa, nhằm tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và tìm hiểu sâu hơn về hệ thống luật pháp của Mỹ, các bang trong nước này.

(4) Khi đề cập đến khâu thiết kế, mẫu mã mặt hàng quần áo dệt kim phần lớn các chuyên gia cho rằng, đay là khâu yếu của ngành hàng chứ không chỉ riêng gì doanh nghiệp. Hầu hết, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vấn đề này tuy nhiên, trong những năm gần đây để phát triển chất lượng mặt hàng quần áo dệt kim thì doanh nghiệp đã có gắng đào tạo và phát triển nhân lực trong khâu thiết kế, doanh nghiệp đã thành lập một bộ phận thiết kế riêng mời nhiều nhà thiết kế nổi tiếng về.

(5) Đa số các chuyên gia cho rằng giá trị đem lại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở khâu gia công.

Chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu gồm 4 khâu: khâu thiết kế mẫu, ý tưởng; khâu cung cấp nguyên phụ liệu; khâu thương mại và khâu gia công. Trong đó khâu thiết kế ý tưởng, mẫu mã có giá trị lớn nhất; khâu gia công có giá trị thấp nhất.

(4) Các vị lãnh đạo công ty khi được phỏng vấn câu hỏi này, họ cho rằng cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước về giá bông xơ nhập khẩu, bởi giá bông xơ trên thế giới tăng cao. Và cần nhà nước phát triển hơn nữa ngành công nghiệp phụ trợ để ngày càng đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Cần phát triển hiêp hội dệt may mạnh hơn nữa để hiệp hội thực sự phát huy vai trò của mình đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng quần áo dệt kim sang thị trường mỹ của tổng công ty cổ phần dệt may hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)