- Vi phạm qui trình
B- Trau dồi kinh nghiệm và khả năng để thăng tiến.
3.2.3.2 Cách thức thực hiện có hiệu quả
Thực hiện chấm điểm theo ngày, ca làm việc: Dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng công tác đã được ban hành, từng tổ đội sản xuất, phòng ban sẽ theo dõi và chấm điểm cho từng ngày hoặc từng ca một. Cuối tháng sẽ thống kê tổng hợp để đánh giá chất lượng cho cả tháng.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc: Bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc cho từng chức danh, nội dung công việc của toàn đơn vị được
thực hiện tại một thời điểm. Trong quá trình phát triển, với sự thay đổi về công nghệ, mở rộng thêm thị trường, triển khai dịch vụ mới, áp dụng những tiến bộ mới vào trong sản xuất và quản lý sẽ nảy sinh những công việc mới, yêu cầu những chức danh mới. Bởi vậy việc cập nhật, bổ sung thường xuyên những chức danh, nội dung công việc này sẽ làm cho người lao động thực hiện công việc nhận thức được trách nhiệm, từ đó xác định các mục tiêu phấn đấu, đồng thời có cơ sở để trả lương, thưởng một cách xứng đáng.
Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho CBCNV và nhận thông tin phản hồi từ phía CBCNV: thực chất là một cuộc thảo luận với CBCNV, về kết quả thực hiện công việc của họ. Thông qua cuộc thảo luận, người lao động biết mình được đánh giá như thế nào và họ cần phải làm gì để thực hiện công việc tôt hơn. Sẽ có những phản ứng khác nhau từ phía CBCNV, họ có thể nói ra trong cuộc thảo luận hoặc không nói ra, hoặc tỏ ra bất mãn. Do vậy cần khuyến khích tất cả CBCNV chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đánh giá. Đơn vị có thể lập các hòm thư để nhận ý kiến phản hồi khi người lao động không muốn phản hồi trực tiếp.
Cần có sự công bằng trong đánh giá và khuyến khích tất cả CBVNV chủ động, tích cực tham gia, hợp tác trong quá trình đánh giá.