Bưu điện tỉnh Quảng Bình thực hiện kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực sau:
* Lĩnh vực Bưu chính, do các đơn vị sau đảm nhiệm: trung tâm khai thác Bưu điện thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện. Nội dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:
- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - phát hành báo chí trên địa bàn thành phố Đồng Hới và các Bưu điện huyện.
- Quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn.
- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị Bưu chính, viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp.
- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
- Khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí đến các Bưu điện quận, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.
* Lĩnh vực Viễn thông, do công ty Điện Báo - Điện thoại đảm nhiệm. Nội dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:
- Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ Viễn thông khác trên mạng điện thoại cố định do công ty cung cấp trên phạm vi toàn tỉnh.
- Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác các mạng Viễn thông của Bưu điện tỉnh Quảng Bình; Quản lý, bảo dưỡng các cột cao ATENENA chuyên ngành của Bưu điện.
- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
- Kinh doanh Viễn thông, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do công ty cung cấp.
- Kinh doanh các dịch vụ: điện báo, telex, nhắn tin, điện thoại di động, truyền số liệu, vô tuyến nội vùng và các dịch vụ viễn thông khác.
- Phục vụ tốt các nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép. Bưu chính Viễn thông là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khách không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.
Một là, sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông khác sản phẩm của các ngành sản phẩm vật chất khác: nó khong phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông không dùng đến nguyên vật liệu cơ bản.
Hai là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưu chính Viễn thôg luôn quá gắn liền với nhau. Trong quá trình chuyển đưa sản phẩm Bưu chính Viễn thông đến người tiêu dùng đòi hỏi phải chính xác, chất lượng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.
Ba là, sản phẩm Bưu chính Viễn thông không có sự biến đổi nào khác ngoài sự biến đổi không đồng đều theo thời gian, việc rút ngắn thời gian và
không gian là một đặc điểm quan trọng của quá trình truyền đưa tin tức. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Bưu chính Viễn thông đòi hỏi tốc độ thông tin nhanh chóng, nếu không thì sẽ mất hoàn toàn hiệu quả có ích của sản phẩm hay mất một phần giá trị của nó, mọi sự thay đổi khác về hình thức, nội dung của đối tượng lao động đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bốn là, để sản xuất ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai cơ sở bưu cục tham gia trở lên. Như vậy, phải xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất, con người làm công tác truyền tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng lưới.
Những đặc điểm kinh tế đặc thù trên đay làm cho sản phẩm Bưu chính Viễn thông mang tính chất toàn ngành, sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông là toàn bộ hiệu quả có ích của những giai đoạn sản xuất riêng lẻ trong quá trình sản xuất hoàn chỉnh – quá trình truyền đưa tin tức. Khi sản xuất sản phẩm Bưu chính Viễn thông tức là việc chuyển, đưa tin tức (thực hiện dịch vụ) thì tin tức là đối tượng lao động mà lao động công nhân viên ngành Bưu chính Viễn thông có sự tham gia của tư liệu sản xuất tác động trực tiếp vào.
Lao động trong sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ bưu chính viễn thông. Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:
Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch, bi ba, khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.
Hai là, bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông còn có bộ phần lao động ngoài kinh doanh. Bộ phận lao động này nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và cơ chế quản lý. Trong ngành Bưu chính Viễn thông, căn cứ vào chức năng, nội dung công việc của từng lao động bao gồm:
- Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đưa tin tức) như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, khah thác bưu chính phát hành báo chí, giao dịch, 101, 108,116 chuyển phát nhanh, điện hoa, công nhân vận chuyển bưu chính, phát thư, điện báo...
- Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan hệ giữa những người lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
- Lao động bổ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty. Bưu điện quận, huyện như vận chuyển cung ứng vật tư trong dây chuyền công nghệ, vệ sinh công nghiệp, kiểm soát chất lượng thông tin, bảo vệ kinh tế tại doanh nghiệp, tính cước, thu cước, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ...
Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính Viễn thông.