Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1a đoạn văn điển ngọc hồi (km 185 km 189) huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 41)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.5. Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Việt Nam

- Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm, để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ ở một số điểm sau:

- Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư nói riêng bằng cách thành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các tỉnh, thành phố cả nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phù hợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người và lợi ích quốc gia.

- Công khai hóa đầy đủ thông tin liên quan đến dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cho các hộ dân bị thu hồi được biết, được bàn và được kiểm tra.

- Quan tâm hơn nữa đối với việc lập quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư, các chế độ chính sách của người bị thu hồi đất; giá cả đền bù phải sát với giá thị trường; xử lý hài hòa lợi ích và quyền lợi của người bị thu hồi đất, Chủ đầu tư với

Nhà nước.

- Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đồi nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất.

- Hoàn thiện các quy định về định giá đất, định giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Cần thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và thực hiện tốt quy định về lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; quan tâm tới công tác quy hoạch và xây dựng nơi tái định cư kịp thời để bố trí chỗ ở mới, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư theo hướng có lợi cho người có đất bị thu hồi.

- Phạm vi đối tượng được bồi thường, hỗ trợ trong các dự án không chỉ giới hạn trong số người bị thu hồi đất mà cần phải mở rộng cho cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất.

- Sự minh bạch hóa và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án bị thu hồi đất vào việc thực hiện chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết bảo đảm được lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao.

1.4. Khái quát công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam và Hà Nội.

1.4.1. Khái quát công tác bi thường, h tr và tái định cư ti Vit Nam

Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Luật mới đã khắc phục những điểm hạn chế chưa được quy định trong luật cũ và giải quyết được những vấn đề còn khó khăn trong thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời nhằm giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã

sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của pháp luật Đất đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Nghị quyết 19/NQ-TW đi vào cuộc sống (Chính phủ, 2013)

Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể như sau:

1. Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2003 trên thực tế đã không thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện, cụ thể:

“Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 74 Luật Đất đai)

a. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

b. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

c. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

“Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 88 Luật Đất đai)

bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.”

2. Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, Luật bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 75, cụ thể:

- Bổ sung bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau).

- Bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 mà Luật Đất đai 2003 chưa quy định rõ, những quy định này sẽ giải quyết được những vướng mắc trong việc việc bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện, không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

* Nhận xét, đánh giá về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường, GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh

tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề GPMB diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai dự án, đồng thời công tác quy hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

Mặt khác, các chính sách đất đai đã được đổi mới nhiều song công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với một số địa phương, công tác GPMB dường như là công việc luôn luôn mới vì chỉ khi có dự án mới thành lập hội đồng bồi thường. Hội đồng bồi thường thông thường chỉ kiêm nhiệm hoặc điều động tạm thời, thậm chí là hợp đồng ngắn hạn, không có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc, do đó khi tích luỹ được chút ít kinh nghiệm là lúc kết thúc dự án. Mặt khác, thường là khi thu hồi đất và giải quyết bồi thường thiệt hại về đất đi đôi với việc giải quyết tranh chấp, giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai mà trong đó giải quyết những trường hợp sử dụng đất bất hợp pháp là rất khó khăn mang tính chất xã hội phức tạp. Việc bồi thường thiệt hại nhìn chung Nhà nước chỉ bồi thường về giá trị đất và tài sản trên đất còn cuộc sống của người dân bị mất đất sau thu hồi thì chưa quan tâm triệt để hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức.

Ở mỗi địa phương đều có những cách làm, cách vận dụng khác nhau, vì thế mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng rất khác nhau, thể hiện qua việc đánh giá về mức độ ổn định đời sống, mức độ đảm bảo đời sống của nguồn thu nhập sau thu hồi đất (Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà 2013).

Thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ sau ngày 01/8/2008 đến nay, trên địa bàn thành phố mỗi năm có hơn 1000 dự án đầu tư được triển khai có liên quan đến thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - GPMB, với diện tích đất thu hồi tại các dự án khoảng hơn 13.000ha. Từ năm 2008 toàn Thành phố đã hoàn thành xong việc GPMB, thu hồi đất tại 1303 dự án, với diện tích đất đã bàn giao cho các chủ đầu tư để thực hiện dự án là 6579 ha; bố trí tái định cư cho 6570 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Đặc biệt trong hai năm 2009-2010, quy mô thu hồi đất hoàn thành xong GPMB của thành phố Hà Nội đạt 4.100 ha với hàng loạt các dự án trọng điểm của Chính phủ và thành phố được đáp ứng đủ mặt bằng để thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng của dự án Cục thống kê thành phố Hà Nội (2010). Để cụ thể hóa quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, từ Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp quy.

Quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố để GPMB sử dụng cho các mục đích: xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đảm bảo đúng theo quy trình của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Vì vậy, do những chính sách đúng đắn về bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã động viên được các hộ có đất bị thu hồi để GPMB xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp, khu thương mại... góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.

-Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại dự án nghiên cứu.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc Lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km 185 – Km 189) huyện Thanh Trì thuộc địa bàn 04 xã: Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Tứ Hiệp và Liên Ninh.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thi gian nghiên cu

Nghiên cứu tiến hành trong 16 tháng: từ tháng 01/2020 đến tháng 04/2021.

2.2.2. Địa đim nghiên cu

Nghiên cứu được tiến hành tại 04 xã: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Ngọc Hồi thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Ni dung 1: Khái quát điu kin t nhiên, KT-XH huyn Thanh Trì

- Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Trì

- Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì

*Ni dung 2: Tình hình qun lý và s dng đất huyn Thanh Trì

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019

- Tình hình biến động đất đai huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019

* Ni dung 3: Đánh giá kết qu bi thường, h tr và tái định cư ca D

án ci to, nâng cp Quc L 1A, đon Văn Đin - Ngc Hi huyn Thanh Trì

- Khái quát Dự án “Cải tạo, nâng cấp Quốc Lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi huyện Thanh Trì”

- Đánh giá công tác tổ chức, trình tự thực hiện

tạo, nâng cấp Quốc Lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi

- Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc Lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi qua ý kiến người dân.

* Ni dung 4: Thun li, khó khăn nguyên nhân và gii pháp nâng

cao hiu qu v công tác bi thường h tr và tái định cư khi Nhà nước

thu hi đất trên địa huyn Thanh Trì, thành ph Hà Ni

-Thuận lợi

-Khó khăn

-Nguyên nhân

- Giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu th cp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH tại Văn phòng HĐND-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1a đoạn văn điển ngọc hồi (km 185 km 189) huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w