Điều kiện kinh tế xã hội huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1a đoạn văn điển ngọc hồi (km 185 km 189) huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 55)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Thanh Trì

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện trên hình 3.1.

%

2015

2019

Hình 3. 1: Cơ cu kinh tế giai đon 2015 - 2019 huyn Thanh Trì

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2015 - 2019 như sau:

Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá mạnh,tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2019 đạt khoảng 8,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể đến hết năm 2019: Công nghiệp - Xây dựng đạt 64,1%; Thương mại dịch vụ đạt 27,4%; Nông nghiệp đạt 8,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 tăng 9,2% so với năm 2015.

- Toàn huyện hiện có khoảng 5.638 doanh nghiệp, HTX đang hoạt động và có 10.792 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển. Số doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp - xây dựng do huyện quản lý là 1.439 doanh nghiệp và 1.264 hộ sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, huyện có 02 cụm công nghiệp(Cụm công nghiệp Ngọc Hồi

và Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều) đã đi vào hoạt động ổn định với tổng diện tích 70,9ha, tỷ lệ lấp đầy 100%, tổng số 114 dự án, thu hút gần 4.000 lao động.

b. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1% (kế hoạch 14% - 17%); trong đó: cao nhất là ngành thương mại - dịch vụ đạt 22,4%; công nghiệp - xây dựng đạt 20,2%; và thấp nhất là nông nghiệp đạt 0,03%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện trên hình 3.3.

Hình 3.2: Tc độ tăng trưởng kinh tế giai đon 2015 -

2019 huyn Thanh Trì, thành ph Hà Ni

Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp - Xây dựng - Thương Mại dịch vụ - Nông nghiệp. Một số cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng đã được triển khai đầu tư xây dựng. Công tác chuyển đổi đã thu được kết quả tốt. Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thế phát triển nhanh. Nhiều dự án trọng điểm của huyện đã được triển khai xây dựng. Một số mô hình mới hình thành và phát triển có hiệu quả (UBND huyện Thanh Trì, 2019c).

3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

cũng đã được Thành ủy phê duyệt đề án phát triển thành quận vào năm 2025. Hạ tầng là yếu tố cơ bản đầu tiên được đẩy mạnh. Đô thị phát triển tập trung ở thị trấn Văn Điển và một số xã (dự án xây dựng khu đô thị) như xã Tân Triều, xã Thanh Liệt và xã Tứ Hiệp, toàn huyện đã hình thành được 45 tổ dân phố. Thị trấn Văn Điển là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục - thể thao của huyện và cũng là khu vực phát triển đô thị lớn nhất của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 90,5 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số của thị trấn có 16.895 người, chiếm 5,86% dân số của huyện (288.541 người). Mật độ dân số của thị trấn là 18.793 người/km2; cao gấp 4,13 lần so với mật độ dân số chung của huyện (4.544 người/km2).

Với vị trí tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu đô thị có quy mô từ vài ha đến vài chục ha. Có thể kể đến như: khu đô thị Cầu Bươu (21ha, xây dựng năm 2007), khu đô thị Xa La (20ha, xây dựng năm 2007), khu đô thị Đại Thanh (17ha, xây dựng năm 2012), khu nhà ở Tổng cục V (23ha, hoàn thành năm 2014)…Các dự án với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng. Đặc biệt, TP.Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An với quy mô lên tới 55ha, nằm giữa hai trục đường Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồ điều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng) đã tạo ra động lực mạnh mẽ để các dự án tiếp tục được đầu tư.

Hiện tại, huyện Thanh Trì vẫn sở hữu lợi thế quỹ đất rộng lớn, đầy tiềm năng để xây dựng những dự án khu đô thị có quy mô lớn, đồng bộ với quy hoạch, đa tiện ích, hiện đại, phù hợp với hiện trạng, xu hướng và trình độ phát triển của thị trường.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Huyện Thanh Trì có 15 xã được hình thành với các khu dân cư tập trung, truyền thống với 65 thôn. Cơ sở hạ tầng của khu dân cư nông thôn trong những năm qua đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm tại các khu dân cư từng bước được hoàn thiện làm thay đổi diện mạo của nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Công tác

phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả với việc phát triển các vùng sản xuất tập trung, đưa khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất, chất lượng cao. 100% xã của huyện Thanh Trì được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch. Hiện có 1 xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 14/15 xã đã cơ bản hoàn thành 18/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. (UBND huyện Thanh Trì, 2019).

3.1.2.3. Tình hình dân số, lao động và việc làm

Tỉnh hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện chi tiết trên bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động và việc làm huyện Thanh Trì Chỉ tiêu

1 - Dân số

- Tỷ lệ tăng dân số

- Mật độ dân số trung bình - Dân số trong độ tuổi lao động - Lao động nông nghiệp

- Lao động phi nông nghiệp

- Thu nhập bình quân trên đầu người

(Nguồn: Văn phòng - Thống kê huyện Thanh Trì) Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh như huyện Thanh Trì thì vấn đề dân số và chất lượng nguồn lực đang là vấn đề nổi cộm. Khó khăn lớn nhất là trình độ học vấn của người dân còn thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, số lao động đã qua đào tạo thì công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng thấp, đa số không có bằng cấp mà chỉ được đào tạo qua những khóa ngắn hạn.

khác đến, đặc biệt là ngành nghề của các ngành và lĩnh vực mới đồi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, trong khi đó lao động ở địa phương lại dôi dư, thiếu việc làm. Ngoài những lao động có tay nghề thì lao động phổ thông ở tỉnh ngoài, khu vực khác đến tìm kiếm việc làm và sinh sống trên địa bàn huyện ngày càng tăng vì vậy làm mất cân đối giữa lao động và việc làm.

Thêm vào đó, lao động bị dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa làm gia tăng thêm đội ngũ lao động cần việc làm mới. Lực lượng khu vực nông thôn hiện tại đang thiếu việc làm nghiêm trọng, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động khoảng 70% (UBND huyện Thanh Trì, 2019).

3.1.3. Nhng thun li, khó khăn ca điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi

3.1.3.1. Thuận lợi

Huyện Thanh Trì nằm ở trục phía Nam Thủ đô, có nhiều trục đường quốc lộ, giao thông trục chính đi qua. Huyện có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, phát triển công nghệ, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Thanh Trì nên cần khai thác tốt lợi thế này.

Trên địa bàn huyện đã và đang phát triển công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối cơ bản; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.

Đặc biệt là tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi do việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị... sẽ được tập trung vào khu vực năng động này. Bên cạnh đó công tác GPMB để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư sẽ được triển khai một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn khi huyện Thanh Trì có những tiềm năng đa dạng và chất lượng.

3.1.3.2. Khó khăn

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để thành phố phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Tỷ lệ đô thị hoá đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn huyện đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hoá như hiện nay những khu đô thị cũng như các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triển này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề tạo ra sức ép cho thành phố đặc biệt là công tác GPMB.

Việc bố trí giãn dân ở khu vực nông thôn cũng là một vấn đề đáng chú ý trong chiến luợc sử dụng đất đai của huyện. Bố trí một phần quỹ đất để đấu giá QSD đất lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục đường giao thông. Vì vậy, trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư tập trung bằng việc xen ghép, phát triển mô hình cụm, xã, làng bản để tiết kiệm đất, hạn chế việc giao đất ở phân tán.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới. Đây cũng là áp lực lớn trong việc GPMB dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn.

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì

3.2.1. Hin trng s dng đất huyn Thanh Trì năm 2019

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2019

STT Loại đấ

Tổng diện tích tự nhiên toàn huy 1 Nhóm đất nông nghiệp

1.1 Đất sn xut nông nghi

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất nuôi trng thu s

1.3 Đất nông nghip khác

2 Nhóm đất phi nông nghi 2.1 Đất ở

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.1.2 Đất ở tại đô thị

2.2 Đất chuyên dùng

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 2.8 Đất phi nông nghiệp khác

Nhìn vào bảng trên ta thấy huyện Thanh Trì có diện tích đất tự nhiên lớn 6.349,1 ha, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, chiếm 50 % diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 2.302,5ha chiếm 36,3% so với diện tích đất tự nhiên. Do Thanh Trì là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, nên diện tích đất chuyên dùng (đất trụ sở cơ quan, đất sản xuất kinh doanh ....) có diện tích 1511 ha chiếm 23,8% so với tổng diện tích tự nhiên là quá ít.

3.2.2. Tình hình qun lý đất đai huyn Thanh Trì

3.2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính:

Địa giới hành chính các cấp trên địa bàn huyện Thanh Trì được lập và quản lý theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định 132/2003 NĐ/CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các quận Long Biên và Hoàng Mai. Đến nay huyện Thanh Trì đã xác định lại địa giới hành chính sau khi chuyển giao 9 xã ven đô (Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, Trần Phú và 55 ha của xã Tứ Hiệp) về quận Hoàng Mai; ranh giới của huyện đã được xác định bằng các yếu tố mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ, được xác định ổn định không có tranh chấp.

3.2.2.2. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ HTSDĐ và bản đồ

QHSDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất:

Huyện Thanh Trì có 15 xã, 01 thị trấn đã thực hiện đo lại theo Dự án tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai với tổng số tờ bản đồ đã được đo vẽ là 1.104 tờ (trong đó: tỷ lệ 1/200 là 126 tờ; tỷ lệ 1/500 là 690 tờ; tỷ lệ 1/1000 là 288 tờ). UBND huyện và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thanh Trì đã được nhận bàn giao bản đồ dưới dạng số, chưa được nhận bản đồ dạng giấy. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 01/5/2020, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã đưa dữ liệu bản đồ đo đạc theo Dự án tổng thể dạng số lên hệ thống bản đồ dùng chung để chi nhánh thực hiện khai thác, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai hàng ngày. Tính đến ngày 31/12/2020, huyện đã thực hiện tra cứu, cập nhật, chỉnh lý biến động được 5.263

thửa đất; Năm 2019, huyện thực hiện tổng kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và cấp huyện.

3.2.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì được lập theo trình tự, thủ tục của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quá trình lập, phê duyệt, công bố và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã tổ chức thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch đúng quy trình; việc công khai được duy trì thường xuyên trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch trên cổng thông tin điện tử của huyện, tại trụ sở UBND huyện và các xã, thị trấn để nhân dân địa phương giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1a đoạn văn điển ngọc hồi (km 185 km 189) huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w