3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.4. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi qua ý kiến người dân bị thu hồi đất
Qua kết quả số liệu điều tra thực tế, tại dự án dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km185 - Km 189) đối với 120 phiếu phát ra đạt tỷ lệ 100% số hộ được điều tra thống nhất và thể hiện sự hài lòng với việc xác định đối tượng được bồi thường của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Thanh Trì.
Qua phân tích ở dự án trên cho thấy Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện đã phối hợp cùng UBND các xã thực hiện tốt công tác xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường. Hội đồng cũng tổ chức họp, thông báo công khai cư tại Nhà văn hóa nơi có đất bị thu hồi để tuyên truyền các chính sách của pháp luật liên quan đến BTGPMB.
Trước khi tiến hành lập phương án đã xác định và niêm yết công khai, lấy ý kiến cụm dân cư về đối tượng được bồi thường hay không được bồi thường trước khi
lập phương án chi tiết trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt. Điều đó góp phần tạo nên sự chính xác trong công tác xác định đối tượng được bồi thường.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại mà Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải giải quyết:
- Công tác xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các hộ giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, do công tác chỉnh lý biến động đất đai không thường xuyên, cập nhật không kịp thời, diện tích trong bản đồ địa chính hoặc diện tích tại các hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳ đến nay khác so với diện tích thực tế đã đo đạc được hoặc do việc xây dựng nhà ở phục vụ cho mục đích để ở chưa được xác định cụ thể.
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Hội đồng bồi thường huyện kiểm kê vẫn còn có trường hợp còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB của dự án.
Bảng 3.9: Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và không được bồi thường tại Dự án
STT Loại hộ được
phỏng vấn
1 Hộ thu hồi toàn
bộ diện tích
Hộ thu hồi 1 2
phần diện tích
Qua bảng 3.9 cho thấy Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện, chính quyền địa phương đã xác định điều kiện được bồi thường; đối tượng được bồi thường và không được bồi thường đúng quy định của pháp luật về đất đai và phù hợp với thực tế sử dụng đất, được phần lớn người bị thu hồi đất đồng tình, ủng hộ.
Nhận xét, đánh giá Ưu điểm:
địa phương cụ thể hoá, chi tiết để áp dụng đối với các đối tượng bị thu hồi đất và điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định.
- Triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định.
- Việc bồi thường, GPMB được tiến hành công khai minh bạch, chi tiết tới từng hộ, tiến độ bồi thường khá nhanh.
Tồn tại:
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện kiểm kê còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.
* Kết quả bồi thường về đất:
Giá bồi thường đất nông nghiệp là 162.000đ/m2 theo đúng các quy định của nhà nước thể hiện tại các quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, tuy nhiên so với thực tế còn thấp hơn giá thị trường, người bị thu hồi đất vướng mắc nhiều, họ kiến nghị Nhà nước tăng giá bồi thường đất, Hội đồng bồi thường đã kiên trì thuyết phục, vận động nhân dân nhận tiền bồi thường.
Tổng hợp ý kiến của người dân về việc thực hiện bồi thường về đất của người có đất bị thu hồi của dự án qua kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 3.10
Bảng 3.10: Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi về mức giá bồi thường về đất tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi
Loại đất
Đất ở tại nông thôn
Tổng số phiếu điều tra của Dự án là 120 phiếu. Trong đó khi được hỏi về mức giá bồi thường về đất có 90 hộ đồng ý chiếm 75% tổng số phiếu điều tra, còn lại 30 hộ không đồng ý chiếm tỷ lệ 25%.
Nhận xét, đánh giá về giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Ưu điểm:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân có đất bị thu hồi đất được thực hiện tốt;
- Áp dụng giá đất theo đúng mục đích sử dụng đất trước khi quyết định thu hồi; không áp dụng giá đất theo mục đích sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất;
- Áp dụng đúng quy định theo giá đất tại thời điểm bồi thường.
- Phối hợp với chủ đầu tư thực hiện việc thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng cho người bị thu hồi đất.
Tồn tại:
Dự án thu hồi chủ yếu là đất ở, được chia thành các vị trí áp dụng theo quy định tại Quyết định 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.
- Tỷ lệ chênh lệch giá đất tính bồi thường với giá đất của dự án dao động ở mức thấp nhất là 3,5 lần và cao nhất là 5,4 lần. Lý do có sự dao động này nguyên nhân các thửa đất nằm trong chỉ giới thu hồi Dự án chủ yếu là mặt đường có lợi nhuận về kinh doanh cao nên giá thị trường cao so với giá nhà nước quy định có sự chênh lệch lớn.
* Kết quả bồi thường về tài sản trên đất.
Đơn giá bồi thường về tài sản trên đất tại dự án nghiên cứu được tổng hợp trong Phụ lục 3.
Từ kết quả điều tra tổng hợp ý kiến của người dân về việc thực hiện bồi thường tài sản của người có đất bị thu hồi của dự án được thể hiện trong bảng 3.11
Bảng 3.11: Ý kiến của người dân về mức giá bồi thường về tài sản
Loại tài sản
2
Cây ăn quả
Qua bảng kết quả điều tra cho thấy:
96 hộ dân đồng ý với mức giá bồi thường về tài sản chiếm 80% tổng số hộ điều tra; 24 hộ không đồng ý chiếm 20% tổng số hộ điều tra.
Nhận xét, đánh giá: - Ưu điểm:
+ Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc) đã được quy định tương đối phù hợp tại thời điểm thu hồi đất;
+ Việc thực hiện bồi thường tài sản về đất tại dự án nhìn chung đã được phần lớn người dân chấp thuận.
- Nhược điểm:
+ Việc quản lý diện tích đất trong khu vực chuẩn bị thu hồi của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, còn xảy ra hiện tượng người dân trồng cây chuối, bưởi ngay trước khi kiểm kê đất đai để được bồi thường trái quy định của pháp luật.
+ Việc kiểm kê tài sản gắn liền với đất của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện còn để xảy ra một số sai sót phải kiểm kê bổ sung làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB so với kế hoạch đề ra.
* Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại dự án nghiên cứu đến người có đất bị thu hồi
Qua điều tra cho thấy sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đồng tiền vào 06 mục đích khác nhau (gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ đào tạo nghề, cách khác), một hộ có thể sử dụng tiền bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau. Từ
Phụ lục 4 tổng hợp các phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu
STT Phương thức sử dụng tiền bồi th hỗ trợ
1 Đầu tư vào sản xuất kinh doanh 2 Gửi tiết kiệm
3 Xây dựng nhà cửa 4 Mua sắm đồ dùng 5 Học nghề
Qua biểu điều tra cho thấy:
Các phiếu điều tra cho thấy: Bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu các gia đình, cá nhân sử dụng đồng tiền vào 06 mục đích khác nhau (gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ đào tạo nghề với 51/120 phiếu chiếm tỷ lệ 42,5%, mua sắm đồ dùng với 13/120 phiếu chiếm tỷ lệ 10,9%, riêng học nghề thì chiếm tỷ lệ 0%, nguyên nhân chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất chủ yếu là đất mặt đường trước khi nhà nước thu hồi đất GPMB các hộ gia đình, cá nhân đang kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng cửa hàng, là các chủ sử dụng đất lớn tuổi, nhu cầu về học nghề không còn phù hợp.