Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 46 - 47)

Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của nái mà còn có khả năng làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [24], tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa.

Lợn con ở giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần (Trần Văn Phùng và cs., 2004) [19]. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt. Việc xác định thời gian cai sữa cho lợn con có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới số lứa đẻ/năm, mặt khác có liên quan đến sức khoẻ của lợn mẹ và sự phát triển của đàn con sau khi cai sữa. Nếu cai sữa ở 3 tuần tuổi có thể nâng số lứa đẻ/năm lên 2,5 so với ở 8 tuần là 1,8 - 2 lứa. Tuỳ theo tập quán chăn nuôi và điều kiện cụ thể, có thể cai sữa ở 19 ngày (Mỹ), 23 - 28 ngày (Australia). Tốt nhất nên cai sữa cho lợn con ở 21 - 28 ngày tuổi. Nguyễn Thiện và Hoàng Kim Giao (1996) [25] cho biết, bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hóa cao hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 46 - 47)