Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 48)

37

3.4.2.2. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho lợn tại trại

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công việc tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất.

Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn của trại được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại lợn Lợn con Lợn nái nuôi con

3.4.2.3. Phương pháp xác định khẩu phần ăn cho lợn nái

- Đối với nái đẻ ở trong trại sử dụng thức ăn viên hỗn hợp của Công ty TNHH Chăn Nuôi Hòa Phát. Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 3 - 5 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Khẩu phần ăn trước, trong và sau khi đẻ được

38

ăn mã 07G và khẩu phần ăn thay đổi giảm dần trước đẻ 4 ngày. Thức ăn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5kg đến ngày thứ 8. Thời gian cho ăn là 4 lần/ ngày vào 7 giờ sáng,10 giờ sáng, 16 giờ chiều và 22 giờ tối, với hệ thống cho ăn silo tự động.

Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái (kg)

3.4.2.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu

Số con chết - Tỷ lệ chết bệnh (%) =

Tổng số con mắc bệnh

3.4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

40

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 STT

1 2 3 4

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, số lượng các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất, do trạng trại chỉ sản xuất lợn giống. Tại trại, từng con lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Số lượng lợn con sản xuất tính đến tháng 5/2020 là lớn, điều đó cho thấy tình hình sản xuất và năng suất của trại ổn định. Mặt khác, với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra.

4.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn

4.2.1. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kì trại chăn nuôi nào. Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý đàn lợn nuôi tại trại kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn

STT Công việc

1 Cho lợn ăn hàng ngày

2 Vệ sinh cơ thể lợn và sàn chuồng 3 Đuổi lợn con xuống cai sữa

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại, để lợn nái có sức khỏe tốt và có khả năng sinh sản cao thì lợn phải cho ăn đủ bữa, đủ lượng và đủ dinh dưỡng. Lợn nái nuôi con được cho ăn 3-4 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều, tối), lợn nái chờ đẻ cho ăn 2 bữa/ngày. Trong gần 6 tháng thực tập em đã thực hiện được 332 lần cho lợn ăn, đạt tỉ lệ 100%.

Vệ sinh cơ thể lợn và lau sàn chuồng là vô cùng quan trọng, giúp cho đàn lợn được sạch sẽ, lợn con tránh bị bệnh bệnh tiêu chảy và được thực hiện thường xuyên 2 lần/ngày. Trong gần 6 tháng thực tập em đã thực hiện được 332 lần tắm chải cho lợn, hoàn thành 100% công việc, ngoài ra em đã tham gia đuổi lợn con về cai sữa 7 lần và hoàn thành 100% công việc được giao.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn

4.3.1. Thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại

Quá trình vệ sinh là một trong những công việc quan trọng để nâng cao chất lượng con giống, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của lợn. Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại tôi đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kỹ sư, công nhân trong trại theo lịch trình của công ty. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng được trình bày ở bảng 4.3. và bảng 4.4.

42

Bảng 4.3. Kết quả áp dụng lịch trình vệ sinh chuồng trại

Thứ 2 3 4 5 6

7 Nhổ cỏ quanh trại, tổng vệ sinh quanh khu vực chãn nuôi

CN Tổng vệ sinh khu vực nhà ở

Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng mang mầm bệnh.

Hàng ngày cho lợn ăn, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn, thường xuyên phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng.

Sau khi lợn con được chuyển đến khu chuồng mới, tôi tham gia tháo dỡ các tấm nan chuồng mang ra để vệ sinh bằng máy phun áp lực cao và dung dịch NaOH 10%. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung

43

Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ, để khô rồi tiến hành lắp các tấm nan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng hơn, thường xuyên, triệt để hơn bao giờ hết.

Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng

Quét mạng nhện Xịt gầm, rắc vôi

Tổng vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi

Kết quả bảng 4.4. cho thấy, công tác vệ sinh chuồng trại được thực hiện mỗi ngày 1 lần để đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ. Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã trực tiếp thực hiện 166 lần vệ sinh chuồng trại, đạt 100% công việc được giao. Công tác phun sát trùng định kỳ trong chuồng trại 2 lần/ngày, quét mạng nhện, xịt gầm, rắc vôi, tổng vệ sinh quanh khu chăn nuôi được thực hiện 1 lần/ tuần để ngăn chặn những sinh vật lây truyền bệnh cho đàn lợn. Các công việc này em đã tham gia thực hiện đầy đủ, đạt tỉ lệ 100% công việc được giao. Công tác tắm sát trùng trước khi vào chuồng là công tác quan trọng nhất trong việc vệ sinh phòng bệnh, công tác này được thực hiện ngày 2 lần sáng và chiều trước khi vào chuồng, em đã thực hiện đúng theo quy định của trại. Qua đó, em biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong

44

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc-xin

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh và tăng sức đề kháng. Kết quả công việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc vào vắc-xin cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại Ngày

tuổi phòng

3

21

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn của vắc-xin luôn đạt 100% số lợn con được làm vắc-xin.

Lợn con sau 3 ngày tuổi được nhỏ diacoxin để phòng lợn con bị cầu trùng, 3 ngày tuổi sẽ được tiềm Sắt (Fe) + B12 để phòng thiếu máu và nâng cao sức đề kháng cho lợn con, 100% lợn con sau khi sinh sẽ được tiêm. Khi lợn con được 21 ngày 100% lợn con sẽ được tiêm ingelvac mycoflex + ingelvac circoflex để phòng bệnh suyễn và hội chứng còi cọc.

45

riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc-xin. Trước khi sử dụng vắc-xin cần lắc kỹ và lắc nhẹ nhàng lọ, vắc-xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc-xin vào buổi sáng hoặc chiều mát, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau, ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh do vắc-xin có thể rơi vãi ra chuồng.

Ngoài tiêm vắc-xin cho đàn lợn con, em còn tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn mẹ, kết quả thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi con bằng vắc-xin Ngày

sau đẻ

14 ngày 21 ngày

Kết quả bảng 4.6. cho thấy, công tác phòng bệnh cho lợn nái của trại rất nghiêm ngặt. Lợn nái sau khi đẻ 14 ngày được tiêm vắc-xin parvo để phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm. Trong 6 tháng thực tập, em đã được tiêm phòng cho 256 lợn nái nuôi con, đạt an toàn 100%. Lợn nái sau đẻ 21 ngày được tiêm circoflex + mycoflex, an toàn đạt 100%. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái tốt, giúp cho đàn lợn luôn khỏe mạnh, ít xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn con. Sau khi tiêm vắc-xin xong cần cho lợn uống điện giải và phun sát trùng toàn bộ khu chuồng.

4.3.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Trong thời gian gần 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh, chị kỹ sư

của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

Sau đây là kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

TT

1 2

Kết quả bảng 4.7. cho thấy, trong quá trình chăm sóc và theo dõi đàn lợn con, thấy chủ yếu các bệnh thông thường hay gặp ở lợn con như bệnh tiêu chảy và viêm khớp. Đã trực tiếp điều trị cho 346 con lợn con dưới 1 tuần tuổi, bị tiêu chảy bằng thuốc octacin 1% cho uống 1ml/con/ngày, số con điều trị khỏi là 339 con đạt tỉ lệ 97,97%. Điều trị cho 675 con lợn con trên 1 tuần tuổi, bị tiêu chảy bằng thuốc octacin 5%, liều lượng 1ml/20kgTT và đã điều trị khỏi 668 con lợn con đạt tỉ lệ 98,96%. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở

47

lợn con từ 2 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết, hâu môn đỏ. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài nên rất dễ mắc bệnh.

Tham gia điều trị cho 63 con lợn con bị viêm khớp. Lợn viêm khớp thường đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. Số con điều trị khỏi là 54 con, tỉ lệ khỏi đạt 85,71 %.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Tên bệnh Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm vú Bệnh viêm phổi Viêm khớp

48

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

-Bệnh viêm tử cung

Điều trị 29 con lợn mắc bệnh thì 29 con khỏi bệnh, sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, kết hợp với thụ rửa tử cung bằng nước muối, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường.

Như vậy, tỷ lệ khỏi bệnh sử dụng thuốc vectrilmoxine LA có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao do đó nên sử dụng thuốc này trong điều trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cũng cần phải thử kháng sinh đồ và cần thường xuyên thay đổi thuốc để tránh trường hợp quen thuốc, nhờn thuốc. Từ đó làm tăng hiệu quả trong điều trị và giảm các chi phí liên quan.

-Bệnh viêm vú

Điều trị 7 con lợn mắc bệnh thì cả 7 con khỏi bệnh, sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%, lợn khỏe mạnh trở lại, cho con bú bình thường.

Như vậy, thuốc vectrimoxin LA điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, một số con trường hợp quá nặng, kế phát sang bệnh khác, nên vectrilmoxine LA không phát huy được hiệu lực của thuốc.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ điều trị với thuốc vectrilmoxine LA để điều trị bệnh viêm vú của lợn cũng khá hiệu quả, ngoài ra có thể sử dựng thêm nhiều loại thuốc khác để kết quả điều trị được cao và tiết kiệm được chí phí.

-Bệnh viêm phổi: Điều trị 18 con lợn mắc bệnh thì có 17 con khỏi bệnh,

sau thời gian điều trị là 3 đến 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 94,44%.

Ta thấy sử dụng phác đồ với thuốc biogenta- tylosin điều trị bệnh viêm phổi của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, một số con trường hợp quá nặng, viêm phổi mãn tính, kế phát sang bệnh khác nên biogenta- tylosin không phát huy được hiệu lực của thuốc, vậy nên cần tìm hiểu thêm về nhiều loại thuốc khác, để đạt được kết quả điều trị cao nhất.

-Bệnh viêm khớp: Điều trị 21 con lợn mắc bệnh thì có 18 con khỏi bệnh,

sau thời gian điều trị là 3-5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 85,71%

Ta thấy sử dụng pentrep + canxi b12 điều trị bệnh viêm khớp cho kết quả điều trị khá tốt, tuy nhiên một số trường hợp quá nặng thì thuốc không phát huy được hiệu lực, vậy nên cần tìm hiểu thêm nhiều loại thuốc khác để đạt được kết quả điều trị cao nhất.

4.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 48)