Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 62 - 67)

Trong thời gian gần 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh, chị kỹ sư

của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

Sau đây là kết quả của công tác điều trị bệnh em đã thực hiện trên đàn lợn nuôi tại trại.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

TT

1 2

Kết quả bảng 4.7. cho thấy, trong quá trình chăm sóc và theo dõi đàn lợn con, thấy chủ yếu các bệnh thông thường hay gặp ở lợn con như bệnh tiêu chảy và viêm khớp. Đã trực tiếp điều trị cho 346 con lợn con dưới 1 tuần tuổi, bị tiêu chảy bằng thuốc octacin 1% cho uống 1ml/con/ngày, số con điều trị khỏi là 339 con đạt tỉ lệ 97,97%. Điều trị cho 675 con lợn con trên 1 tuần tuổi, bị tiêu chảy bằng thuốc octacin 5%, liều lượng 1ml/20kgTT và đã điều trị khỏi 668 con lợn con đạt tỉ lệ 98,96%. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở

47

lợn con từ 2 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết, hâu môn đỏ. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài nên rất dễ mắc bệnh.

Tham gia điều trị cho 63 con lợn con bị viêm khớp. Lợn viêm khớp thường đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. Số con điều trị khỏi là 54 con, tỉ lệ khỏi đạt 85,71 %.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Tên bệnh Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm vú Bệnh viêm phổi Viêm khớp

48

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

-Bệnh viêm tử cung

Điều trị 29 con lợn mắc bệnh thì 29 con khỏi bệnh, sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, kết hợp với thụ rửa tử cung bằng nước muối, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường.

Như vậy, tỷ lệ khỏi bệnh sử dụng thuốc vectrilmoxine LA có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao do đó nên sử dụng thuốc này trong điều trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cũng cần phải thử kháng sinh đồ và cần thường xuyên thay đổi thuốc để tránh trường hợp quen thuốc, nhờn thuốc. Từ đó làm tăng hiệu quả trong điều trị và giảm các chi phí liên quan.

-Bệnh viêm vú

Điều trị 7 con lợn mắc bệnh thì cả 7 con khỏi bệnh, sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%, lợn khỏe mạnh trở lại, cho con bú bình thường.

Như vậy, thuốc vectrimoxin LA điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, một số con trường hợp quá nặng, kế phát sang bệnh khác, nên vectrilmoxine LA không phát huy được hiệu lực của thuốc.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng phác đồ điều trị với thuốc vectrilmoxine LA để điều trị bệnh viêm vú của lợn cũng khá hiệu quả, ngoài ra có thể sử dựng thêm nhiều loại thuốc khác để kết quả điều trị được cao và tiết kiệm được chí phí.

-Bệnh viêm phổi: Điều trị 18 con lợn mắc bệnh thì có 17 con khỏi bệnh,

sau thời gian điều trị là 3 đến 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 94,44%.

Ta thấy sử dụng phác đồ với thuốc biogenta- tylosin điều trị bệnh viêm phổi của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, một số con trường hợp quá nặng, viêm phổi mãn tính, kế phát sang bệnh khác nên biogenta- tylosin không phát huy được hiệu lực của thuốc, vậy nên cần tìm hiểu thêm về nhiều loại thuốc khác, để đạt được kết quả điều trị cao nhất.

-Bệnh viêm khớp: Điều trị 21 con lợn mắc bệnh thì có 18 con khỏi bệnh,

sau thời gian điều trị là 3-5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 85,71%

Ta thấy sử dụng pentrep + canxi b12 điều trị bệnh viêm khớp cho kết quả điều trị khá tốt, tuy nhiên một số trường hợp quá nặng thì thuốc không phát huy được hiệu lực, vậy nên cần tìm hiểu thêm nhiều loại thuốc khác để đạt được kết quả điều trị cao nhất.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 62 - 67)