Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc-xin

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 60 - 62)

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh và tăng sức đề kháng. Kết quả công việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc vào vắc-xin cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại Ngày

tuổi phòng

3

21

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn của vắc-xin luôn đạt 100% số lợn con được làm vắc-xin.

Lợn con sau 3 ngày tuổi được nhỏ diacoxin để phòng lợn con bị cầu trùng, 3 ngày tuổi sẽ được tiềm Sắt (Fe) + B12 để phòng thiếu máu và nâng cao sức đề kháng cho lợn con, 100% lợn con sau khi sinh sẽ được tiêm. Khi lợn con được 21 ngày 100% lợn con sẽ được tiêm ingelvac mycoflex + ingelvac circoflex để phòng bệnh suyễn và hội chứng còi cọc.

45

riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc-xin. Trước khi sử dụng vắc-xin cần lắc kỹ và lắc nhẹ nhàng lọ, vắc-xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc-xin vào buổi sáng hoặc chiều mát, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau, ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh do vắc-xin có thể rơi vãi ra chuồng.

Ngoài tiêm vắc-xin cho đàn lợn con, em còn tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn mẹ, kết quả thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi con bằng vắc-xin Ngày

sau đẻ

14 ngày 21 ngày

Kết quả bảng 4.6. cho thấy, công tác phòng bệnh cho lợn nái của trại rất nghiêm ngặt. Lợn nái sau khi đẻ 14 ngày được tiêm vắc-xin parvo để phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm. Trong 6 tháng thực tập, em đã được tiêm phòng cho 256 lợn nái nuôi con, đạt an toàn 100%. Lợn nái sau đẻ 21 ngày được tiêm circoflex + mycoflex, an toàn đạt 100%. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn nái tốt, giúp cho đàn lợn luôn khỏe mạnh, ít xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn con. Sau khi tiêm vắc-xin xong cần cho lợn uống điện giải và phun sát trùng toàn bộ khu chuồng.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại bầu của công ty TNHH chăn nuôi thái thụy (Trang 60 - 62)