Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 85)

Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể của huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của đảng và nhà nước. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký QSD đất,đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất

đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐKĐĐ thông qua việc bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để

tìm ra những tồn tại, những mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, tìm ra giải pháp khắc phục. Cơ chế và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước đối với các ngành có liên quan như xây dựng, thuế, kho bạc nhà nước, văn phòng công chứng chứng thực, ngân hàng phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên góp ý đảm bảo giảm bớt các quy trình thủ tục hành chính, đỡ thời gian đi lại của công dân. Nên đưa vào một mối khi thực hiện công tác đăng ký hồ sơ.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan

đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ. Chủ trương cải cách hành chính trong quản

lý đất đai của Đảng và Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất trong việc đăng ký QSD đất. Quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, công chức, lao động trong bộ máy VPĐKĐĐ nói riêng và trong đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn thành phố về trách nhiệm công vụ và kỷ luật hành chính; thường xuyên xây dựng các chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao

động công tác tại VPĐKĐĐ thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

3.4.2. Gii pháp v t chc

Hoàn thiện mô hình tổ chức của VPĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐKĐĐ và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở, quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của VPĐKĐĐ và với các

đơn vị có liên quan. Hoàn thiện quy chế làm việc của VPĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại VPĐKĐĐ.

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để

công chức, viên chức phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu. Công khai đầy đủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại UBND các cấp, cơ quan chuyên môn, nhất là tại VPĐKĐĐ và phòng tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế "Một cửa";

3.4.3. Gii pháp v nhân lc

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Yêu cầu cấp bách hiện nay của văn phòng là ần bổ sung thêm viên chức, cho phép nhận thêm cán bộ hợp đồng để

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ, công chức VPĐKĐĐ là rất quan trọng. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao nằn lực của đội ngũ

cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều

được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể

và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.

Cử cán bộ có trình độ chuyên môn tốt tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thông tin kịp thời, đầy đủ và dễ hiểu, tránh tình trạng người dân đến làm thủ

tục không nắm được thông tin, nội dung công việc phải thực hiện để hoàn thiện hồ sơ. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để các viên chức và người lao động tự giác phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và tinh thần phục vụ, đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhận sự khi có yêu cầu.

3.4.4. Gii pháp v đầu tư cơ s vt cht k thut

Để thực hiện những công việc liên quan đến VPĐKĐĐ một trong những

điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư trang thiết bị phải

đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu.

Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của Văn phòng

đăng ký đất đai, đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư lâu dài đồng bộ đảm bảo

được chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký. Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách

3.4.5. Gii pháp v cơ chế phi hp

Để hệ thống VPĐK đất đai được vận hành có hiệu quả hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành; để việc phối kết hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND các cấp, Phòng Tài nguyên và môi trường, chi cục thuế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và thông suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của văn phòng, cần phải thực hiện:

Cơ chế phối hợp và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước giữa Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các cấp, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải đảm bảo nguyên tắc

đồng bộ.

Phối hợp, hướng dẫn UBND xã, thị trấn thực hiện các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của VPĐK; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện chế độ kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện. Cung cấp cho UBND xã, thị

trấn các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ ngành của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Huyện Gia Lâm là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, là của ngõ phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh phía Bắc như Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới - Thái Nguyên, Quốc lộ

1A, Quốc lộ 5; cùng với đó là là hệ thống đường thủy phát triển trên sông Hồng, sông Đuống tại điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần

đây, nhờ được sự quan tâm của chính quyền thành phố Hà Nội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện được trú trọng đầu tư, thu hút được nhiều dự án xây dựng điển hình là dự án Khu đô thị Vin city Gia Lâm. Trong tiến trình phát triển như vậy, huyện tiến hành đề xuất thành lập quận Gia Lâm trong tương lai.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm cơ bản theo

đúng quy phạm về pháp luật đất đai. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.664,4 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.952,9 chiếm 51,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 5.534,1 ha chiếm 47,44% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 177,4 ha chiếm 1,52% tổng diện tích tự nhiên.

Đánh giá chung về hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử đụng đất huyện Gia Lâm qua ý kiến đánh giá của người dân như 94,44% ý kiến cho rằng việc công khai các thủ tục là minh bạch, rõ ràng và thuận lợi để nắm bắt

được và thực hiện. 93,33% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ VPĐK khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch là nhiệt tình, hướng dẫn đầy đủ, dễ

thực hiện. 94,44% ý kiến cho rằng phải đóng lệ phí cấp GCN quyền sử dụng

đất. Đánh giá của cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm, 85,7% ý kiến cho biết điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác được

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng

đất huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như

sau: Giải pháp về chính sách; Giải pháp về tổ chức; Giải pháp về nhân lực; Giải pháp vềđầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; Giải pháp về cơ chế phối hợp.

2. Kiến nghị

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ chuyên môn của VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ địa chính của các xã, thị trấn, cán bộ chuyên môn của chi nhánh VPĐKQSDĐ nâng cao trình chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức công nghệ tin học trong sử dụng hệ

thống thông tin đất đai.

Về mặt quản lý, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Văn phòng đăng ký trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao để tìm ra những hạn chế để đưa ra đề xuất về cơ chế chính sách và giải pháp cho kịp thời./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015). Thông tư

liên tịch số 15/2015/TTLT- BTNMT- BNV ngày 04/4/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Thông tư liên tịch số

09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 26/6/2016 Hướng dẫn đăng ký thế

chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

3. Chính phủ (2003). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 thi hành Luật Đất đai.

4. Chính phủ (2013). Nghị quyết số 76/2013/NQ-CP ngày 13/6/2013 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

5. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết một sốđiều của Luật Đất đai.

6. Cục Thuế thành phố Hà Nội (2017). Vv thực hiện Hướng dẫn liên ngành 1353/HĐ-LN ngày 23/02/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.

7. Đảng cộng sản Việt Nam, BCHTW (2007). Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý của bộ máy Nhà nước.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam.

9. Nguyễn Đình Bồng (2010). Bài giảng Hệ thống pháp luật đất đai theo chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành quản lý đất đai. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Chiến (2006). Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt

động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số

11.Đặng Anh Quân (2011). Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển. Luận án Tiến sỹ. Truy cập ngày 24/11/2017 tại https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/he-thong-dang-ky-dat-dai-theo-phap- luat-dat-dai-viet-nam-va-thuy-dien-tt-319819.html.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai, NXB Chính trị

Quốc gia.

13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai, NXB Chính trị

Quốc gia.

14.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015). Bộ Luật Dân sự 2015, Nxb Chính trị Quốc gia

15. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (2017). Chỉ thị số

10244/CT-QLĐ v/v thực hiện Hướng dẫn liên ngành 1353/HĐ-LN ngày 23/02/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước. 16.Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội, Kho

bạc Nhà nước (2017). Hướng dẫn quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa bụ tài chính về đất đai.

17.Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình Thị trường bất động sản, Nxb Nông nghiệp.

18.Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 v/v Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương.

19.Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 225/2016/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 Quyết định phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

20.Tổng cục Quản lý đất đai (2011). Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước”, Hà Nội.

21.Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2017). Hướng dẫn số 01/HD-UBND ngày 26/4/2017 về quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu).

22.Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo thuyết minh kết quả

thống kê đất đai năm 2015.

23.Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2016). Báo cáo thuyết minh kết quả

thống kê đất đai năm 2016.

24.Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2017). Báo cáo thuyết minh kết quả

thống kê đất đai năm 2017.

25.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015). Quyết định số 1358/QĐ- UBND ngày 10/3/2015 về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã.

26.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016). Nghị quyết số 20/2016/NQ- HĐND ngày 06/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố.

27.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016). Quyết định số 3542/QĐ- UBND ngày 12/6/2016 về việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở

Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 28.Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017). Quyết định số 12/2017/QĐ-

UBND ngày 31/3/2017 về việc “Ban hành quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng

đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)