Kiến đánh giác ủa người dân

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 71 - 78)

3.3.1.1. Mức độ công khai thủ tục hành chính

Một trong những nguyên tắc của cải cách thủ tục hành chính là việc công khai thủ tục hành chính. Thực hiện tốt nguyên tắc này làm góp phần không nhỏ vào việc tăng chất lượng, hiệu quả giao dịch và tạo lòng tin của người dân đối với cơ quan nhà nước. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở đảm bảo cho VPĐKĐĐ - chi nhánh huyện Gia Lâm vận hành theo đúng quy trình. Trước hết là niêm yết công khai tại các phòng tiếp nhận hồ sơ những

văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy tờ của hồ

sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký…). Tại Văn phòng

đăng ký quyền sử dụng đất huyện đã niêm yết cả bản hướng dẫn lập hồ sơ cho người đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí giao nộp,… Mức độ công khai thủ tục hành chính tại VPĐK đất đai Hà Nội - Chi nhánh huyện Gia Lâm được thể hiện ở bảng 3.12:

Bảng 3.12. Mức độ công khai thủ tục hành chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm

STT Mức độ công khai

thủ tục hành chính Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

1 Công khai 85 94,44

2 Không công khai 5 5,56

Tổng phiếu điều tra 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Qua phỏng vấn người sử dụng đất đến giao dịch tại VPĐKQSDĐ huyện, về việc tiếp nhận, hiểu rõ được nội dung, trình tự thủ tục hành chính về đất đai

được đầy đủ công khai có 94,44% ý kiến cho rằng việc công khai các thủ tục là minh bạch, rõ ràng và thuận lợi để nắm bắt được và thực hiện. Còn 5,56% ý kiến cho rằng là không công khai. Ý kiến của bộ phận người dân cho rằng các thủ tục hành chính là không công khai đầy đủ một phần là do ít tiếp xúc với môi trường công sở nên khó nắm bắt, nhìn nhận các văn bản hướng dẫn, mặt khác cán bộ chuyên môn đôi khi còn thiếu sự nhiệt tình trong việc chỉ dẫn người dân đến làm thủ tục, kéo theo hồ sơ bị trả về bổ sung nhiều lần vô tình

đã tạo cho người dân thái độ thiếu hài lòng.

Kết quả trên cho thấy mô hình VPĐKQSDĐ Hà Nội - Chi nhánh huyện Gia Lâm đang hướng tới đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai hoà cùng công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện.

Những tài liệu tại VPĐKĐĐ Hà Nội - Chi nhánh huyện Gia Lâm được người đến giao dịch cho là được niêm yết công khai là: Lịch tiếp nhận hồ sơ; trình tự, thủ tục đăng ký; bản hướng dẫn lập hồ sơ; thời hạn nhận kết quả; các khoản phí, lệ phí phải nộp. Còn lại: Loại hồ sơ thuộc thẩm quyền tiếp nhận; danh mục thông tin đất đai cung cấp được người giao dịch cho là không được niêm yết công khai. Lý do một phần là do ít tiếp xúc với môi trường công sở

nên khó nắm bắt, nhìn nhận các văn bản hướng dẫn.

Bảng 3.13. Đánh giá về việc niêm yết công khai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm

STT Nội dung

Công khai Không công khai Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Lịch tiếp nhận hồ sơ 90 100,00 0,00 2 Loại hồ sơ thuộc thẩm quyền tiếp nhận 90 100,00 0,00 3 Trình tự thủ tục đăng ký 87 96,67 3 3,33 4 Bản hướng dẫn lập hồ sơ 82 91,11 8 8,89 5 Thời hạn nhận kết quả 86 95,56 4 4,44 6 Các khoản phí, lệ phí phải nộp 86 95,56 5 5,56 7 Danh mục thông tin đất đai cung cấp 84 93,33 6 6,67 Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

3.3.1.2. Thái độ phục vụ và mức độ hướng dẫn của cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm

Theo cơ chế: “một cửa”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quan trọng trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu tiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Văn phòng một cửa là nơi trực tiếp tiếp xúc hướng dẫn người dân thực hiệc các thủ tục hành chính. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách

nhiệm cao với công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộđược người dân hết sức quan tâm.

Bảng 3.14. Đánh giá về thái độ và mức độ hướng dẫn của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm

STT Thái độ và mức độ tiếp nhận hồ sơ Số

phiếu

Tỷ

lệ(%)

1 Tận tình chu đáo, hướng dẫn đầy đủ 84 93,33 2 Không tận tình chu đáo, được hướng

dẫn nhưng không đầy đủ 6 6,67

Tổng phiếu điều tra 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Các cán bộ, viên chức tại VPĐKQSDĐ của huyện đạt 100,00% trình độ đại học. Với trình độ hiện có, cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn có nhận thức sâu và am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụđang ngày càng được nâng cao từng bước. Vì thế, việc hướng dẫn, giải thích những yêu cầu có liên quan cho người dân đến giao dịch ngày càng có tính thuyết phục và dần làm người dân hài lòng.

Kết quả điều tra cho thấy có 93,33% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ

VPĐK khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch là nhiệt tình, hướng dẫn đầy đủ, dễ thực hiện.Còn lại 6,67% cho ở mức không tận tình chu đáo, không được hướng dẫn đầy đủ, không đầy đủ với lý do họ không am hiểu về

pháp luật và lý do làm người dân không hài lòng nhất là cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần và trả kết quả không đúng hẹn.

Từ những thực tế cho thấy: Để mô hình VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về

thẩm quyền và trách nhiệm đã được phân cấp. Đồng thời, cán bộ và công chức nhà nước phải có trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi

3.3.1.3. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Thời gian giải quyết các vấn đề khi đến giao dịch tại VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy trình đã được Luật đất đai quy định tạo thuận lợi cho người sử dụng

đất. (Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai nếu ở xã thì nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa của UBND xã, người sử dụng đất trên địa bàn huyện thì nộp hồ sơ tại VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm). Hiện tại người sử dụng đất đến giao dịch chỉ nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Do vậy áp lực cho cán bộ làm việc rất lớn do hồ sơ gửi đến VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm nhiều và phải giao dịch đến từng hộ dân gây phiền hà và mất thời gian thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài, thủ tục rườm rà.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký QSDĐ đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ

giải quyết (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhận lực. Một số đơn vị xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại gây lãng phí tiền và thời gian của nhà nước và của người dân; vai trò lãnh đạo điều hành, phối hợp của VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm lúc đầu triển khai mô hình còn lúng túng. Sự phối hợp của chính quyền

địa phương còn hạn chế, bị động làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực, con nhiều thủ tục hành chính. Một số đơn vị xử lý công việc thiếu tập

trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại gây lãng phí tiền và thời gian của Nhà nước và của người dân; vai trò lãnh đạo điều hành, phối hợp của VPĐKĐĐ

Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm lúc đầu triển khai mô hình còn lúng túng. Sự phối hợp của chính quyền địa phương còn hạn chế, bị động làm

ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ.

Bảng 3.15. Đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm

STT Thời gian giải quyết hồ sơ Số phiếu Tỷ lệ(%)

1 Đúng hẹn 81 90,00

2 Không đúng hẹn 9 10,00

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Sau những đánh giá về thành tích đạt được trong phạm vi điều tra, có 90,0% số ý kiến của người dân cho rằng thời gian thực hiện các thủ tục đúng thời hạn, và 10,0% số ý kiến của người dân cho rằng thời gian thực hiện các thủ tục không đúng hạn. Mặc dù vẫn tồn tại số lượng hồ sơ đến giao dịch tại VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm chưa được giải quyết theo đúng giấy hẹn nhưng kết quả điều tra cho thấy người dân vẫn đồng tình với việc thành lập mô hình VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm.

Kết quả trên cho thấy nhiều ý kiến đánh giá là tổ chức đã và đang hoạt

động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch tại VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm.

3.3.1.4. Các khoản lệ phí phải đóng

Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề

nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có những mức thu phí và lệ phí khác nhau hoặc cùng thủ tục nhưng tình trạng hồ sơ, giấy tờ liên quan khác nhau thì có mức thu khác nhau.

Thuế thu nhập cá nhân là 2%, lệ phí cấp giấy chứng nhận QSD đất 20.000đ/giấy, lệ phí trước bạ là 0,5%. Với những loại thuế, lệ phí và phí như

vậy còn cao so với thu nhập của đa số người dân, đặc biệt là đối với những hộ

nghèo khi cấp GCN lần đầu, dẫn nhiều người dân không muốn nộp hồ sơ đề

nghị cấp GCN. Từ đó, dẫn đến tình trạng người dân không làm thủ tục chuyển nhượng chính thức với cơ quan Nhà nước mà chỉ mua bán bằng giấy tờ viết tay hoặc hợp đồng ủy quyền công chứng.

Khi trả lời phỏng vấn về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có 85 phiếu tương ứng với 94,44% ý kiến cho rằng phải đóng lệ phí cấp GCN quyền sử

dụng đất. Còn 5 phiếu tương ứng 5,56% ý kiến cho rằng có chi phí khác ngoài quy định và cho rằng chủ động chi phí thêm với tâm lý sớm nhận được kết quả

hồ sơ: chi phí bồi dưỡng cho cán bộ làm việc, chi phí chạy thủ tục, hồ sơ...

Điều này cũng rất khó nắm bắt để điều chỉnh, chỉ tăng cường thanh tra, kiểm tra, nâng cao ý thức trách nhiệm đến từng cán bộ, nhân viên trong công tác.

3.3.1.5. Đánh giá về hoạt động của mô hình tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm

Việc thành lập VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm nhằm đáp

ứng yêu cầu quản lý Nhà nước vềđất đai và phục vụ cho nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính vềđất đai ngày càng nhiều của người dân.

Qua số liệu điều tra người dân đến văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các thủ tục hành chính để đánh giá hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm đối với người sử dụng đất thực sự đã hiệu quả hay chưa thông qua mức tốt, trung bình và yếu về hoạt động khi đến giao dịch tại VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm. Kết quả điều tra được thể hiện như sau:

Hình 3.7. Đánh giá mô hình hot động ca Văn phòng đăng ký đất đai Hà

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)