Tổ chức, cở sở vật chất, nguồn nhân lực của văn phòng đăng ký đất

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 54 - 71)

đai Hà Ni - chi nhánh huyn Gia Lâm

3.2.1.1. Căn cứ pháp lý

Ngày 31/3/2015 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết

định số 1358/QĐ-UBND về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng

Đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã.

Hình 3.1. Tr s làm vic VPĐK đất đai Hà Ni huyn Gia Lâm

3.2.1.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

Bộ máy VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm gồm:

Hình 3.2. T chc b máy văn phòng đăng ký đất đai Hà Ni - chi nhánh huyn Gia Lâm

- Lãnh đạo: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Tổ chuyên môn: 3 tổ

+ Tổ Hành chính - tổng hợp: 03 cán bộ

+ TổĐăng ký và cấp Giấy chứng nhận: 07 cán bộ

+ Tổ lưu trữ: 01 cán bộ

Trong 8 cán bộ biên chế, có 3 lãnh đạo đều có trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Quản lý kinh tế; 1 chuyên viên được đào tạo trình độ thạc sỹ

ngành Quản lý công (chuyên viên nằm trong quy hoạch cán bộ) trước đó đã có bằng kỹ sư Quản lý đất đai; 3 chuyên viên trình độ thạc sỹ Quản lý đất đai hiện

đang phụ trách nghiệp vụ chuyên môn trên các địa bàn khu vực địa lý; các nhân viên hợp đồng hỗ trợ các chuyên viên trong nghiệp vụ chuyên môn.

Bảng 3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực của văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm

STT Nội dung Số lượng Chuyên ngành Trình độ Thạc sĩ Kỹ sư Cử nhân 1 Biên chế 8 2 Quản lý công 2 3 Quản lý đất đai 2 1 2 Quản lý kinh tế 2 1 Kế toán 1 2 Hợp đồng 6 5 Quản lý đất đai 3 2 1 Kế toán 1

Nguồn: VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh Gia Lâm, (2020)

Do nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức này, VPĐK đất đai Hà Nội quy định rõ cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các phòng chức năng và các cán bộ. Theo đó các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính vềđất đai được xác lập và trách nhiệm đã được phân định rõ ràng.

3.2.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất

VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh Gia Lâm chưa có trụ sở riêng, phòng làm việc nằm trong trụ sở UBND huyện Gia Lâm tại số 27, đường Cổ Bi, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; gồm 04 phòng làm việc và 02 phòng kho, cụ thể:

- Phòng làm việc gồm: phòng Giám đốc diện tích 16,3m2; phòng bộ

phận đăng ký và cấp GCN diện tích 23,2m2; phòng bộ phận hành chính tổng hợp 40,2 m2; phòng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 40,2m2.

- Phòng lưu trữ (kho lưu trữ) diện tích 2 phòng là 43,4m2.

Hiện nay Chi nhánh huyện Gia Lâm có 17 máy tính để bàn (trong đó có 04 máy không còn hoạt động được); 05 máy in A3; 05 máy in A4; 02 máy scan; 01 máy photo (không hoạt động được); 01 máy toàn đạc điện tử; 01 máy

đo thẳng laze.

Về ứng dụng tin học, hiện tại chi nhánh Gia Lâm có 01 máy chủ và hệ

thống mạng đồng bộ: Đã xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trường, giao cho VPĐK đất đai quản lý, vận hành và khai thác. Các chi nhánh VPĐK truy cập vào cơ sở dữ liệu thông qua mạn diện rộng để

cập nhật đăng ký biến động. Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành được sử

dụng: Phần mềm Flatviet OneDoor tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; Phần mềm Vilis 2.0 cập nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; Phần mềm Autocad, MicroStation để biên tập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, chỉnh lý bản đồ…..

3.2.2. Kết qu thc hin nhim v ca văn phòng đăng ký đất đai Hà Ni - chi nhánh huyn Gia Lâm

Ngày 12/6/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

3542/QĐ-UBND v/v công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; theo đó quy định rõ 19 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh VPĐK đất

3.2.2.1. Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDD

a, Công tác cấp GCN đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

Trong hai năm 2019 và 2020, toàn huyện Gia Lâm thực hiện nhiệm vụ

trọng tâm cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại 6 xã Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức. Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa STT Địa bàn Tổng số hồ sơ cấp GCN Số GCN đã cấp Tổng số GCN đã cấp Diện tích cấp GCN (m2) Tỷ lệ % Cấp mới Cấp đổi Cấp lại 1 Lệ Chi 1.838 0 1.707 108 1.815 3.750.807,85 98,7 2 Kim Sơn 2.076 0 1.964 112 2.076 3.192.437,62 100,0 3 Dương Quang 2.240 1.024 865 65 2.075 2.930.069,29 92,6 4 Phú Thị 745 0 713 32 745 988.215,00 100,0 5 Trung Mầu 185 0 181 4 185 348.879,00 100,0 6 Văn Đức 136 0 136 0 136 200.795,00 100,0 Tổng 7.220 1.024 5.566 321 7.032 11.411.203,76 97,4

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm, 2020)

Hình 3.3. Kết qu thc hin công tác cp giy chng nhn đất nông nghip dn đin đổi tha

Đến ngày 31/12/2020, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm đã tham mưu UBND huyện phê duyệt phương án, cấp Giấy chứng nhân cho 7.032/7220 hộ gia đình, cá nhân; trong đó, có 1.024 trường hợp cấp mới, 5.566 trường hợp cấp đổi và 321 trường hợp cấp lại do mất. Công tác dồn điền đổi thửa tập trung chủ yếu ở 3 xã Kim Sơn, Dương Quang và xã Lệ Chi. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tới cuối năm 2007, các xã Kim Sơn, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức đã hoàn thành 100% kế hoạch cấp GCN sau dồn điền đổi thửa; xã Lệ Chi đạt 98,7%; xã Dương Quang đạt 92,6%; trung bình toàn huyện đạt 97,4% theo kế hoạch.

b, Công tác cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thông qua hình thức đấu giá, giao đất tái định cư

Ngày 31/3/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

12/2017/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề

và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố

Hà Nội thay thế cho Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015. Trên cơ sở đó, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Hướng dẫn số

01/HD-UBND về quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện trong bảng 3.4.

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 51.599 trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy xác nhận đăng ký

đất đai, đạt 90,13% (trong đó: 47.678 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 3.921 Giấy xác nhận đăng ký đất đai). Còn lại 5.648 trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy xác nhận đăng ký đất đai.

Bảng 3.4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Gia Lâm

giai đoạn 2018 - 2020 STT Đơn vị hành chính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 TT Trâu Quỳ 23 18 95 2 Đa Tốn 84 80 45 3 Cổ Bi 76 35 35 4 Đông Dư 5 6 14 5 Bát Tràng 24 10 15 6 Văn Đức 16 3 7 7 Kim Lan 1 2 4 8 Đặng Xá 30 35 72 9 Kiêu Kỵ 50 71 44 10 Phú Thị 28 25 8 11 Dương Xá 74 40 24 12 Kim Sơn 30 25 12 13 Lệ Chi 30 30 12 14 Dương Quang 25 40 3 15 TT Yên Viên 15 20 26 16 xã Yên Viên 48 80 40 17 Ninh Hiệp 90 120 120 18 Yên Thường 108 66 39 19 Dương Hà 34 10 13 20 Đình Xuyên 14 2 12 21 Phù Đổng 20 20 12 22 Trung Mầu 20 10 10 Tổng 845 748 477

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, (2018-2020)

Năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện giao Ủy ban nhân dân các xã, thị

trấn cấp 5.648 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy xác nhận đăng ký

đất đai (trong đó: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là 500 giấy và Giấy xác nhận đăng ký đất đai là 5.148 giấy). Kết quả thực hiện như sau: 100% các trường hợp sử dụng đất trên địa bàn Huyện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy xác nhận đăng ký đất đai.

UBND huyện cấp được 662 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 132,4% kế hoạch giao; Chi nhánh huyện Gia Lâm đã tiếp nhận hồ sơ, đã cấp 7.741 Giấy xác nhận đăng ký đất đai, đạt 150,37% kế hoạch.

c, Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thông qua hình thức đấu giá, giao đất tái định cư

Hoạt động đấu giá trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua không có nhiều nổi bật, kết quả cấp GCN được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận thông qua hình thức đấu giá, giao đất tái định cư tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2018 - 2020

STT Đơn vị hành chính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 TT Trâu Quỳ 112 116 18 2 Đa Tốn 37 0 0 3 Cổ Bi 3 1 0 4 Đông Dư 0 0 12 5 Bát Tràng 2 2 4 6 Văn Đức 0 0 0 7 Kim Lan 0 0 13 8 Đặng Xá 0 0 0 9 Kiêu Kỵ 15 27 48 10 Phú Thị 18 10 10 11 Dương Xá 12 11 11 12 Kim Sơn 0 0 10 13 Lệ Chi 0 0 0 14 Dương Quang 4 20 0 15 TT Yên Viên 0 0 0 16 xã Yên Viên 0 0 0 17 Ninh Hiệp 56 10 207 18 Yên Thường 0 39 6 19 Dương Hà 0 0 0 20 Đình Xuyên 0 0 0 21 Phù Đổng 0 0 67 22 Trung Mầu 0 0 0 Tổng 259 236 406

Giai đoạn vừa qua, huyện có một số dự án phát triển, thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất tái định cư như: tại Ninh Hiệp, có 280 hộ khi thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao tái định cư 80m2/hộ gia đình; tái định cư

dự án Dốc Hội - Đại học Nông nghiệp; tái định cư dự án xây dựng đường Quốc lộ 3 mới tại xã Ninh Hiệp, Yên Thường.

Các phiên đấu giá chủ yếu tại Khu đấu giá 31 ha thị trấn Trâu Quỳ. Ngoài ra là các hoạt động đấu giá đất nhỏ, xen kẹt tại các địa bàn xã Cổ Bi,

Đông Dư, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị,... giao đất giãn dân tại xã Yên Thường và làng nghề tại Bát Tràng, Kiêu Kỵ.

3.2.2.2. Công tác lập và quản lý hồ sơđịa chính

Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC theo mẫu hồ sơ mới phục vụ tốt hơn nữa cho công tác quản lý đất đai ở địa phương. Cho đến nay, hầu hết các xã, thị

trấn, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký QSDĐ. Tại VPĐK

đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm thì hồ sơđịa chính gồm Bản đồđịa chính, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động, cụ thể:

- Sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐđất có 53 quyển được cập nhật thường xuyên khi có Quyết định cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo từng xã, thị trấn ;

- Sổ đăng ký biến động đất đai có 42 quyển cũng được cập nhật theo từng xã, thị trấn

- Sổđăng ký giao dịch bảo đảm…

Huyện Gia Lâm đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị

299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa những kết quả đó, hiện nay huyện Gia Lâm vẫn còn lưu giữ bản đồ địa chính dưới dạng giấy;

Đồng thời tiến hành số hóa để thuận tiện chỉnh lý biến động. Số lượng bản đồ địa chính chi nhánh huyện Gia Lâm hiện đang sử dụng được thống kê theo bảng 3.6.

Bảng 3.6.Thống kê số lượng bản đồđịa chính của huyện Gia Lâm STT Đơn vị hành chính Loại bản đồ tTờ bổng sản đồố T(%) ỷ lệ 1 TT Trâu Quỳ BĐĐC 41 1/500 2 Đa Tốn BĐĐC 52 1/500 3 Cổ Bi BĐĐC 31 1/500 4 Đông Dư BĐĐC 31 1/500 5 Bát Tràng BĐĐC 22 1/500 6 Văn Đức BĐĐC 18 1/500 7 Kim Lan BĐĐC 18 1/500 8 Đặng Xá BĐĐC 38 1/500 9 Kiêu Kỵ BĐĐC 53 1/500 10 Phú Thị BĐĐC 38 1/500 11 Dương Xá BĐĐC 43 1/500 12 Kim Sơn BĐĐC 49 1/500 13 Lệ Chi BĐĐC 31 1/500 14 Dương Quang BĐĐC 38 1/500 15 TT Yên Viên BĐĐC 37 1/500 16 xã Yên Viên BĐĐC 43 1/500 17 Ninh Hiệp BĐĐC 24 1/500 18 Yên Thường BĐĐC 53 1/500 19 Dương Hà BĐĐC 26 1/500 20 Đình Xuyên BĐĐC 32 1/500 21 Phù Đổng BĐĐC 32 1/500 22 Trung Mầu BĐĐC 17 1/500 Toàn huyện 767

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, (2018-2020)

Bản đồ số là nguồn tư liệu quan trọng giúp việc quản lý, theo dõi biến

động đất đai cũng như thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai bằng máy vi tính. Căn cứ Quyết định số 6264/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, ngày 19/5/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ra Quyết định 1117/QĐ-STNMT về việc thành lập Tổ chuyên trách thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội. Đến nay, toàn bộ

dữ liệu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Gia Lâm đã

được chuyển sang dữ liệu số, góp phần đẩy nhanh công tác tra cứu và cập nhật biến động thường xuyên.

3.2.2.3. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh huyện Gia Lâm đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm hoàn thành nhiệm vụ kiểm kê

đất đai năm 2019 theo kế hoạch được giao của Sở Tài nguyên và Môi trường Diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trong bảng 3.7.

Việc thống kê đất đai để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, đề ra các biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai, sử

dụng đất hợp lý, có hiệu quả phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn huyện.

Nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quỹ đất được lấy để phục vụ các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật như: xây dựng Trường mầm non, chợ và dịch vụ thương mại Ninh Hiệp; xây dựng nhà máy nước mặt

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)