Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 37 - 41)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về

việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Gia Lâm thuộc Thành phố Hà Nội. Theo đó, Gia Lâm có diện tích 10.844,24 ha; với 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã, thị trấn: thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Yên Viên, xã Yên Thường, xã Ninh Hiệp, xã Đình Xuyên, xã Dương Hà, xã Phù Đổng, xã Trung Mầu, xã Bát Tràng, xã Văn Đức, xã Kim Lan, xã Đông Dư, xã Cổ Bi, xã Đa Tốn, xã Kiêu Kỵ, xã Dương Xá, xã Phú Thị, xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, xã Đặng Xá, xã Dương Quang.

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh; phía

Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên (Hình 1.1).

Hình 1.2. Sơđồ v trí huyn Gia Lâm, thành ph Hà Ni

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, (2020) 1.4.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

1.4.1.3. Thủy văn

Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở

phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện. Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.

1.4.1.4. Khí hậu

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:

- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

1.4.1.5. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất và các tiểu vùng sinh thái

Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính: Đất phù sa được bồi hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây; Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây; Đất phù sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡđê năm 1971.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm

được phân thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái:

- Tiểu vùng 1 hay tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.

chính trực thuộc: Xã Đông Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.

- Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Nam Sông Đuống gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.

Tiểu vùng 4 hay tiểu vùng Bắc Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.

b, Tài nguyên nước

- Nước mặt : Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và Sông

Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.

- Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp, tầng nước không áp hoặc áp yếu, tầng chứa nước áp lực (tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung).

c, Tài nguyên nhân văn

Khu vực nông thôn có 244 điểm di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng, trong đó có 110 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố (8 di tích được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến). Các di tích nổi tiếng đã

được nhân dân nhiều địa phương trong nước và quốc tế biết đến như : Đền - chùa Bà Tầm (xã Dương Xá), Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phù

Đổng, Chùa Keo, Đình Xuân Dục, Đình Đền Chùa Sủi….

Hàng năm, trên địa bàn huyện Gia Lâm có khoảng 84 lễ hội đình chùa

được tổ chức, trong đó có những di tích nổi tiếng như đền Ỷ Lan, đền Chử Đồng Tử. Đặc biệt, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được Unesco công nhận là Di sản van hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2010.

Hiện tại huyện Gia Lâm có một số làng nghề như: Làng nghề gốm sứ

thuốc Nam, thuốc Bắc ở xã Ninh Hiệp. Làng gốm Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã được quy hoạch thành làng nghề kết hợp với du lịch. Với hệ thống làng nghề đa dạng và phong phú đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của của huyện và tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Dang thi ngoc tram (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)