Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về Bảo hiểm xã hội (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm xã

2.3.2.1. Những hạn chế tồn tại trong việc thực hiện quy định về BHXH bắt buộc tại CTCP CBTPTN

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện BHXH bắt buộc tại CTCP CBTPTN, vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện BHXH bắt buộc cần khắc phục, cụ thể:

- Một số chỉ tiêu kế hoạch giao chưa sát, chưa có những biện pháp hiệu quả để chỉ đạo đẩy nhanh việc đóng BHXH bắt buộc, vẫn còn hiện tượng đóng BHXH muộn, nợ đóng bảo hiểm xã hội, dù đã khắc phục được nhưng gây ra tình trạng trì trệ trong công tác kế toán của công ty.

- Còn một số hạn chế trong xây dựng chương trình công tác và đề án, dự án trọng tâm còn chưa phù hợp với nội dung, số lượng, thời gian hoàn thành dẫn đến phải điều chỉnh hoặc thực hiện không đảm bảo tiến độ, hiệu quả chưa cao.

- Thiếu phần mềm văn phòng phù hợp để làm đòn bẩy, động lực cho chuyển đổi tác phong, phương pháp làm việc tại văn phòng gây khó khăn trong việc tổng hợp, thực hiện BHXH tại công ty.

- Công tác chỉ đạo, giám sát BHXH tại công ty trong triển khai nhiệm vụ chưa thường xuyên, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện BHXH tại công ty, dẫn đến tiêu tốn tiền bạc và công sức để khắc phục những sai phạm.

- Việc chấp hành nội quy quy chế của NLĐ chưa thực hiện tốt các quy định về văn hóa công sở, chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng tham mưu về BHXH cho lãnh đạo công ty còn hạn chế.

- Thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổn định do thực hiện điều chỉnh chế độ tiền lương nhưng thực tế đời sống của nhiều NLĐ còn khó khăn do giá cả, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác.

- Một số NLĐ chưa nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHXH, trên thực tế khi ký kết hợp đồng lao động NLĐ chưa hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của bản

thân khi tham gia BHXH, còn tình trạng thắc mắc, mâu thuẫn khi nhận được khoản tiền lương sau khi đã đóng BHXH.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy định về BHXH bắt buộc tại CTCP CBTPTN

- Việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động chưa rõ ràng, hợp đồng lao động thời vụ nhưng thực hiện thì nhiều hợp đồng lao động chính thức hoặc có thời gian thực hiện lâu hơn tính chất của hợp đồng và khó khăn cho việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

- Hoạt động sản xuất có thời gian gặp khó khăn, do quy mô không lớn năng lực cạnh tranh còn hạn chế do đó dẫn đến việc nợ đóng bảo hiểm xã hội và cả kế hoạch tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

- Sự phân biệt giữa lao động chủ chốt, gắn bó lâu dài của công ty với những lao động mới vào hoặc thâm niên chưa cao, vị trí chưa thực sự quan trọng.

- Phương án sản xuất kinh doanh còn chưa hiệu quả dẫn đến vấn đề tài chính để tham gia bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên còn hạn chế.

- Bản thân người lao động trình độ còn hạn chế, cho nên năng suất, chất lượng lao động không cao, thường xuyên thay đổi nơi làm việc... cốt sao có công ăn việc làm, có thu nhập cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày, họ chưa hiểu biết về các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cũng như quyền lợi của người lao động, tập quán tính cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro chưa tạo thành thói quen.

- Với thu nhập đồng lương eo hẹp, bản thân người lao động không muốn trích ra một khoản tiền để đóng bảo hiểm xã hội. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới lợi ích về lâu dài.

- Tổ chức công đoàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả, và làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên, nên tính khách quan công bằng, việc bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên còn hạn chế. Tổ chức công đoàn chỉ dừng lại ở mức vận động và nhắc nhở mà chưa có biện pháp hữu hiệu.

- Luật pháp về bảo hiểm xã hội của nước ta còn nhiều kẽ hở, chưa đủ mạnh, đặc biệt là vấn đề ban hành các chế tài xử phạt vi phạm luật lao động về bảo hiểm xã hội chưa hợp lý. Các quy định về thanh tra và nộp phạt chưa rõ ràng, mức nộp

phạt còn thấp nên chưa có tính cưỡng chế, nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt hơn là đóng bảo hiểm xã hội.

- Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan bảo hiểm xã hội mới đến vận động, lúc chủ doanh nghiệp muốn tiếp xúc hay không còn tùy thuộc vào nhận thức của họ chứ cơ quan bảo hiểm xã hội không có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO THỰC HIỆN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về Bảo hiểm xã hội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w