5. Kết cấu đề tài
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc xây dựng quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích lâu dài của người lao động là kỳ vọng đối với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, liệu người lao động có đủ sức chịu đựng cho đến ngày hưởng chế độ ưu việt từ các quy định của bảo hiểm xã hội. Dẫu cho bản chất điều luật trong luật bảo hiểm xã hội rất tiến bộ đảm bảo quyền lợi lâu dài nhưng chưa đáp ứng nguyện vọng trước mắt của người lao động.
Suy cho cùng, đã là quyền của công dân thì họ có quyền được lựa chọn mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc áp đặt ý chí của nhà nước trong trường hợp này dường như chưa phù hợp với nguyện vọng của một bộ phận người lao động có thu nhập thấp, khó khăn trong việc đảm bảo đời sống và sức chịu đựng của một số doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, Điều 32 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai.
“Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người
mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có 08 lần khám thai (từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 37).
Theo đó em kiến nghị tăng thời gian nghỉ của lao động nữ mang thai nghỉ việc để đi khám thai từ 05 lần lên 08 lần.
Thứ hai, Điều 40 Luật BHXH quy định về lao động nữ đi làm trước khi hết
thời hạn nghỉ sinh con, tại khoản 1 điều này quy định:
“1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.”
Trên thực tế sức khỏe và khả năng hồi phục của mỗi người sau khi sinh con là khác nhau, xét thấy điều kiện “sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng” có thể không phù hợp trong một số trường hợp người lao động nữ muốn quay lại làm việc sớm để vừa hưởng lương vừa hưởng chế độ thai sản, em kiến nghị giảm xuống mức đã hưởng chế độ ít nhất 03 tháng; phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Thứ ba, Điều 68 Luật BHXH 2014 quy định về mức trợ cấp tuất hàng tháng, tại khoản 1 Điều này quy định:
“Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở”
Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo em mức trợ cấp tuất hàng tháng trong trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng còn thấp, kiến nghị tăng mức trợ cấp tiền tuất hàng
tháng đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng lên 80% mức lương cơ sở.