Trong môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp màng PLA PVA thân thiện với môi trường (Trang 48 - 49)

Nguồn đất nông nghiệp được lấy từ đất trồng rau cho vào cốc đựng. Mẫu màng sau khi được cân sẽ tiến hành chôn ủ trong môi trường đất trồng nông nghiệp. Sau khoảng thời gian khảo sát, tiến hành loại bỏ phần đất bám trên màng sau đó cân để khảo sát sự hụt giảm khối lượng của các mẫu.

Bảng 4.5: Khảo sát khối lượng của các mẫu phân hủy trong môi trường đất.

Tên mẫu

Khối lượng của mẫu màng (Đơn vị: g) Tỉ lệ (%) giảm khối lượng Trước khảo sát Sau 4 tuần

PLA 0,1013 0,0087 92.60

PLA/PVA1 0,1604 0,0224 86,03

PLA/PVA2 0,1295 0,0256 80,23

PLA/PVA3 0,2167 0,0352 83,75

PLA/PVA4 0,1784 0.0465 73,93

Dựa vào bảng 4.5 và hình 4.8 có thể thấy các mẫu đều có sự hụt giảm khối lượng theo thời gian. Mẫu PLA là mẫu có sự hụt giảm khối lượng cũng như phân hủy nhanh hơn các mẫu còn lại. Sau 4 tuần hình thái ban đầu của màng hoàn toàn biến mất, thay vào đó là các mảng nhỏ rời rạc. Khối lượng đã giảm tới 92,6% so với khối lượng ban đầu. PLA phân hủy nhanh vì được tổng hợp từ quá trình lên men có khối lượng phân tử thấp. Trong đất, các vi sinh vật dễ dàng tấn công phá vỡ các liên kết mạch khiến PLA giảm nhanh khối lượng. Từ hình 4.8 có thể thấy càng tăng hàm lượng PVA thì hình thái ban đầu của màng càng được giữ nguyên vẹn. Điều này là tốt vì việc phối trộn PVA vào PLA khiến màng có thể sử dụng được lâu hơn mà không gây tác động tiêu cực đến môi trường. Sự tính toán tỉ lệ giảm khối lượng có độ chính

40 xác tương đối do còn ảnh hưởng từ độ ẩm trong đất, nhiệt độ, hàm lượng vi sinh vật,… Nhìn chung, màng tổng hợp được có khả năng phân hủy trong môi trường đất.

Hình 4.8: Hình ảnh các mẫu màng sau 4 tuần chôn trong đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp màng PLA PVA thân thiện với môi trường (Trang 48 - 49)