Trong môi trường ngoài trời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp màng PLA PVA thân thiện với môi trường (Trang 49 - 50)

Mẫu màng sau khi được cân sẽ được để vào cốc đựng và phơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như độ ẩm trong không khí. Sau thời gian khảo sát, thu hồi và cân mẫu.

Bảng 4.6: Khảo sát khối lượng của các mẫu phân hủy trong môi trường đất ẩm.

Tên mẫu

Khối lượng của mẫu màng (Đơn vị: g) Tỉ lệ (%) giảm khối lượng Trước khảo sát Sau 4 tuần

PLA 0,0922 0,0846 8,24

PLA/PVA1 0,1787 0,1639 8,28

PLA/PVA2 0,1324 0,1215 8,23

PLA/PVA3 0,2042 0,1871 8,37

PLA/PVA4 0,1566 0,1434 8,43

Dựa vào bảng 4.6 có thể thấy các mẫu đều có sự hụt giảm khối lượng tương đối nhỏ và đồng đều theo thờigian phơi ngoài trời. Mẫu PLA/PVA4 là mẫu có sự hụt giảm khối lượng cũng như phân hủy nhanh hơn các mẫu còn lại, sau 4 tuần khối lượng giảm tới 8,43 % so với khối lượng ban đầu. Dưới tác động của nhiệt độ môi

41 trường, các mẫu PLA, PLA/PVA3, PLA/PVA4 đã bị biến dạng. Sự biến dạng này đến từ quá trình chuyển thủy tinh của PLA sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều ngày. Mặc dù mẫu PLA/PVA3 và PLA/PVA4 đã có chất dẻo nền PVA tuy nhiên sự phối trộn không đồng đều như đã trình bày trong phương pháp quan sát bằng kính hiển vi quang học cũng dẫn đến sự biến dạng này. Mẫu PLA/PVA1 và PLA/PVA2 cũng trở nên cứng và giòn hơn, tuy không còn dẻo dai nhiều như khi vừa tổng hợp nhưng còn giữ nguyên được hình thái màng ban đầu.

Với kết quả này, PLA/PVA1 và PLA/PVA2 phù hợp để thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể hơn là chế tạo màng phủ nông nghiệp có khả năng phân hủy sinh học.

Hình 4.9: Hình ảnh các mẫu màng sau 4 tuần phơi ngoài trời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tổng hợp màng PLA PVA thân thiện với môi trường (Trang 49 - 50)