Các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại ubnd phường nam sơn, quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu khóa luận

1.3. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường

* Tạo động lực thông qua chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp.

Trong thời kì kinh tế xã hội phát triển như hiện nay thì vấn đề tiền lương là động lực, là chất xúc tác để thúc đẩy công chức làm việc. Thông qua chính sách tiền lương các lãnh đạo có thể khuyến khích công chức tăng hiệu quả làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức. Tiền lương là điều kiện tiên quyết và quan trọng bởi nó giúp công chức có điều kiện chi trả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Khi tiền lương công chức được tăng lên và ổn định, thì công chức sẽ đảm bảo có một cuộc sống đầy đủ hơn. Tiền lương sẽ trở thành động lực của công chức khi nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất cho công chức, giúp họ yên tâm về cuộc sống, về thu nhập của bản thân, việc trả lương phải tuân thủ việc chi trả tiền lương. Phải đảm bảo sự hợp pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Phụ cấp là khoản thù lao được chi trả một cách gián tiếp dưới dạng hỗ trợ một phần cho công chức đảm bảo cuộc sống. Việc có một khoản phúc lợi mang ý nghĩa rất lớn đối với công chức. Các khoản phụ cấp góp phần đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức.

- Thực hiện tốt các khoản phụ cấp, phúc lợi sẽ cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới đời sống công chức, giúp tạo sự ổn định, đồng thời cũng tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức.

theo quy định của pháp luật thì cần để ý tới những chế độ phúc lợi khác với mục đích giúp công chức yên tâm làm việc mang lại hiệu quả cao như là tổ chức các chuyến du lịch, các hoạt động thể dục thể thao, có sự hỗ trợ tiền đi lại mỗi lần đi công tác hay tập huấn. Có thể thấy phụ cấp, phúc lợi, là công cụ tạo động lực làm việc hiệu quả tác động lớn đến công chức. Cơ quan cần xây dựng hệ thống phúc lợi rõ ràng nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của công chức

* Tạo động lực thông qua chính sách đào tạo và bồi dưỡng.

- Đào tạo và bồi dưỡng là những chính sách cực kỳ quan trọng không chỉ giúp nâng cao nhận thức, kỹ năng và trình độ của công chức mà còn là yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của tổ chức vì chất lượng công chức là yếu tố tạo nên hiệu quả cao trong công việc, một cơ quan có đội ngũ công chức mạnh sẽ nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động cao, trong tổ chức nhà nước các chính sách về đào tạo bồi dưỡng được quan tâm hàng đầu vì không chỉ để xây dựng một đội ngũ công chức có năng lực, trình độ cao trong việc thực thi công vụ từ đó sẽ tạo ra nguồn công chức tài năng để làm nguồn lãnh đạo trong tương lai.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện một cách công bằng,thường xuyên, khách quan và văn minh sẽ giúp nâng cao năng lực của công chức mà còn là hoạt động tạo động lực hiệu quả nhất dể công chức có thể phấn đấu và rèn luyện bản thân.

* Tạo động lực thông qua môi trường và điều kiện làm việc.

- Yếu tố môi trường và điều kiện làm việc là là yếu tố quan trọng đối với công chức vì đó là nơi mà công chức tiếp xúc hàng ngày, là nơi có ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng lực làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và liên quan tới hiệu quả công việc, do đó để duy trì tinh thần làm việc tốt cho công chức cần phải cũng cấp cho họ môi trường làm việc tốt nhất với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, nơi làm việc được thiết kế một cách khoa học nhằm tạo cho công chức môi trường tốt nhất để làm việc.

- Xây dựng một tập thể đoàn kết, chia sẻ, hợp tác thông qua các hoạt động như tổ chức phong trào thi đua khen thưởng trong cơ quan, đoàn thể tại đó công chức có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi các kiến thức và kinh nghiệm từ những người khác nhau chia sẻ những cảm xúc vui buồn, chia sẻ những khó khăn trong công việc, trong cuộc sống và gia đình khi đó sẽ tạo cho công chức cảm giác gắn bó hơn với cơ quan và với đồng nghiệp từ đó giúp công chức gắn bó với công việc hơn.

* Tạo động lực thông qua tạo cơ hội thăng tiến.

Cơ hội thăng tiến là một loạt hoạt động có tính định hướng của người quản lý dựa trên năng lực hiện có, tiềm năng phát triển của người lao động, mục đích đưa người lao động vào một vị trí làm việc có tiền lương cao hơn, uy tín và trách nhiệm lớn hơn, các điều kiện làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Với tổ chức, cơ hội thăng tiến của người lao động giúp tổ chức bù đắp vị trí còn thiếu trong từng giai đoạn phát triển do người lao động tại vị trí đó nghỉ hưu, chuyển công tác (ra khỏi tổ chức hoặc được đề bạt lên vị trí cao hơn).

Nó có tác dụng tạo động lực lao động cho người lao động đang làm việc trong tổ chức khi người lao động thấy rằng những người lãnh đạo cấp cao nhìn thấy khả năng, tiềm năng phát triển của mình, người lao động sẽ có gắng phấn đấu, nỗ lực để đạt được vị trí, năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ từ đó sẽ dần cải thiện và cao hơn, kiến thức và kỹ năng của họ sẽ tốt hơn do họ phải liên tục học hỏi, tích lũy và phấn đấu. Kết quả cuối cùng là hiệu quả sản xuất của tổ chức sẽ được nâng cao, giá trị gia tăng sẽ ngày càng được gia tăng nhiều hơn.

* Tạo động lực thông qua xây dựng văn hóa tổ chức

Văn hóa là một tài sản vô hình, có một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động và phát triển của tổ chức. Văn hóa trong tổ chức tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong tổ chức, khơi dậy

niềm tin, niềm tự hào về tổ chức, tạo nên sức mạnh tinh thần phát huy khả năng sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, giúp cho các hoạt động tổ chức ổn định và phát triển.

Mỗi tổ chức đều có một văn hoá riêng, theo đó các hành vi đều phải tuân theo một chuẩn mực chung. Người lao động nếu muốn làm việc tại các tổ chức cần phải chấp nhận văn hoá của tổ chức đó. Văn hoá trong tổ chức có sức lôi cuốn các thành viên trong tổ chức chấp nhận các giá trị và thực hiện theo nó, ngoài ra nó còn có tác dụng hội tụ các thành viên trong tổ chức có sự nhất trí cao, định hướng hành vi làm tăng sự liên kết giữa các thành viên với tổ chức, tăng sự thỏa mãn trong công việc.

* Tạo động lực thông qua công tác đánh giá.

Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người/nhóm người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thỏa thuận về sự đánh giá đó với người lao động. Do vậy, đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức đặc biệt công tác đánh giá có vài trò rất quan trọng đối với cơ quan hành chính nhà nước.

- Việc đánh giá kết quả làm việc cho người lao động nói chung, công chức nói riêng cũng là đòn bẩy tạo động lực làm việc. Đánh giá kết quả thực hiện công việc là công cụ quan trọng kích thích người lao động hăng hái làm việc. Nó là cơ sở để đảm bảo sự công bằng trong trả lương, thưởng và các hoạt động nhân sự khác như thăng tiến. Khi kết quả thực hiện công việc của người lao động gắn với những gì mà họ nhận được, họ sẽ cảm thấy thỏa mãn bởi lẽ nó đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động. Hơn nữa nếu đánh giá đúng sẽ giúp cho người lao động thấy được khuyết điểm của mình trong quá trình hoạt động, từ đó mà họ có phương hướng khắc phục để có thể đạt hiệu quả cao hơn.

- Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc là cải tiến sự thực hiện công việc của công chức và giúp cho các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định nhân sự một cách đúng đắn cho đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, khen thưởng, kỷ luật…Trong tổ chức, đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và tổ chức. Đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực làm việc.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại ubnd phường nam sơn, quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 25 - 29)