Pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước về quản lý NSNN: thể hiện thông qua các văn bản quy định: phạm vi, đối tượng thu, chi NS của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý NS của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán NS; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý NS và sử dụng quỹ NS; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Các văn bản này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NS trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với thực tế thì công tác quản lý NSNN mới đạt được hiệu quả.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương cấp xã:
Về mặt kinh tế: Kinh tế và nguồn lực về tài chính có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau, trong mối quan hệ này kinh tế giữ vai trò quyết định. Kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định là cơ sở vững chắc đảm bảo cho nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò quan trọng trong phân phối các nguồn lực tài chính. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính càng ổn định thì vai trò của
24
NSNN càng được nâng cao, thông qua các chính sách về tài khóa NSNN thực hiện việc phân phối các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Về mặt chính trị, xã hội: Sự ổn định về chính trị, xã hội là cơ sở, tiền đề để mọi nguồn lực, nguồn tài nguyên vận động, phục vụ cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị xã hội cũng hình thành môi trường để thu hút các nguồn đầu tư trong, ngoài địa phương; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường nguồn lực về tài chính, NS.
Ý thức của người dân và các tổ chức KTXH ở địa phương cấp xã: Người dân và các tổ chức KTXH là đối tượng của thu NS cấp xã, cũng là đối tượng sử dụng/ thụ hưởng các khoản chi của NS cấp xã. Do đó, ý thức chấp hành pháp luật về thu, chi NSNN cấp xã của những đối tượng này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả của quản lý NSNN ở địa phương cấp xã. Ví dụ, thuế và lệ phí là nguồn thu chủ yếu của NSNN cấp xã, do đó, nếu người dân và các tổ chức KTXH chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình, thì sẽ giúp xã đảm bảo được nguồn thu để phục vụ cho những nhiệm vụ chi. Nhìn chung, với mỗi đối tượng khác nhau, xã cần sử dụng linh hoạt những công cụ thích hợp để đảm bảo các hoạt động thu, chi NS xã được thực hiện đúng, đủ, chính xác trên cơ sở dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: Tốc độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế nước ta ngày một lớn và kéo theo đó là yêu cầu thay đổi, cải tiến của hàng loạt những hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, quản lý NSNN là một trong những hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KTXH của đất nước cũng như của mỗi địa phương và nó cũng là một trong những yếu tố cần thiết được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới.
25
Tiểu ết chƣơng 1
Ngân sách nhà nước cấp xã là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Với những nghiên cứu chi tiết về quản lý NSNN cấp xã, em đã làm rõ được một số vấn đề sau:
Làm rõ những luận cứ về NSNN cấp xã với những khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung thu, chi NSNN cấp xã.
- Làm rõ những luận cứ về quản lý NSNN cấp xã với những khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản trong quản lý NSNN cấp xã. -
Hệ thống hóa nội dung quản lý NSNN cấp xã trên bốn khâu chủ yếu: Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã; chấp hành dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã; Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã; Thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã.
Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp xã.
Toàn bộ những nội dung nghiên cứu được trình bày trong chương 1 của là cơ sở để vận dụng nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, tỉnh Bình Định ở chương 2.
26
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ TRẤN AN LÃO, HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH