Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 34 - 35)

Thị trấn An Lão là huyện lỵ của huyện vùng cao An Lão- huyện từng được xem là khó khăn của tỉnh Bình Định, là nơi có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thị trấn An Lão có địa hình thấp tương đối bằng phẳng, đặc trưng bởi địa hình có độ dốc nhỏ, thường dưới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lương thực, nhất là cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày.

Thị trấn An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được số giờ nắng rất phong phú: 2.200- 2.300 giờ trong năm. Tổng lượng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dương và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm. An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400- 3.200 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoảng 70%. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.

Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vậy, vấn đề thủy lợi có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện An Lão, sự hỗ trợ của các phòng ban, các cơ quan ban ngành của huyện, sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, HĐND thị trấn, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân thị trấn, UBND thị trấn đã lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng- an ninh ở địa phương đạt được một số kết quả rất khả quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, hạn chế.

27

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)