7. Kết cấu khóa luận
2.2.3. Một số hoạt động kinhdoanh khác
Với thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, các ngân hàng đều đưa ra các chính sách triển khai thực hiện rất đa dạng các HĐKD dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Là một chi nhánh lớn với phạm vi hoạt động rộng khắp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, ngoài hai hoạt động cốt lõi là huy động vốn và tín dụng, ACB Hoàng Cầu cũng đưa ra rất nhiều những chiến dịch nhằm phát triển doanh số thông qua kinh doanh dịch vụ kèm theo, trong đó, tiêu biểu nhất là nghiệp vụ phát hành thẻ và nghiệp vụ bán bảo hiểm.
Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ, với việc ACB đạt thỏa thuận hợp tác với các tổ chức phát hành thẻ quốc tế phổ biến như Visa, Mastercard, JCB,…, sản phẩm thẻ của ACB Hoàng Cầu luôn đảm bảo chất lượng và tiện ích trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm. Các sản phẩm thẻ với rất nhiều tiện ích như hỗ trợ cashback hoàn tiền trong thanh toán, ưu đãi dịch vụ du lịch, ưu đãi khi giao dịch thanh toán với các đối tác của ACB như Sony, điện máy Chợ lớn, AEON, FPT, Shopee, Sendo,…, cũng được ngân hàng tích hợp rất nhiều chính sách ưu đãi như miễn phí mở thẻ, làm thẻ ghi nợ tại quầy, hỗ trợ giao thẻ tại nhà, miễn phí chuyển tiền, phí rút tiền, phí chuyển khoản, ưu đãi phí thanh toán mua sắm Online,… Nhờ có những chính sách ưu đãi hấp dẫn, doanh số sản phẩm thẻ của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2018-2020 đạt lần lượt là 1,2 tỷ đồng; 1,8 tỷ đồng và 2,2 tỷ đồng
Hiện nay, ACB đã kí kết thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life, thực hiện độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đến với các khách hàng của ngân hàng. Với mục tiêu cung cấp đến cho khách hàng của ngân hàng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chất lượng cao, hỗ trợ khách hàng trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, ACB Hoàng Cầu luôn chủ động trong hoạt động bán chéo sản phẩm bảo hiểm, tập trung hướng đến các đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính, có nhu cầu và quan tâm về sản
30
phẩm bảo hiểm. Đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm, ACB Hoàng Cầu cũng đưa ra những chính sách ưu đãi dành riêng cho các khách hàng tham gia vào chương trình bảo hiểm nhân thọ, ví dụ như ưu đãi giảm LS cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm vay tín dụng. Trong năm 2020, doanh số kinh doanh bảo hiểm của ACB Hoàng Cầu đạt khoảng 3,2 tỷ đồng. Mức doanh số này trong các năm 2018, 2019 được ghi nhận lần lượt là 2,5 tỷ đồng và 2,9 tỷ đồng.
Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ bán chéo đóng vai trò rất quan trọng trong HĐKD của ngân hàng, tạo nên một nguồn thu nhập rất lớn, đồng thời giúp mở rộng phạm vi mạng lưới khách hàng, thuận lợi hơn cho các chiến dịch kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ta cần đánh giá một cách chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thông qua các chỉ số về thu nhập, chi phí, lợi nhuận,... Đánh giá về KQHĐ kinh doanh của ACB Hoàng Cầu, người viết thu thập được các chỉ số sau:
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Lợi nhuận sau thuế 32,7 38,1 46,2
2 Dư nợ tín dụng 2315 2703 3127
3 Nợ xấu 16,6 14,7 18,6
4 Huy động vốn 2924 3305 3745
5 Doanh số từ thẻ 1,2 1,8 2,1
6 Doanh số bảo hiểm 2,5 2,9 3,2
31
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng có xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2019, tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 38,1 tỷ đồng, tăng 5,4 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương với mức tăng trưởng 16,51%. Đến năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 khiến cho lợi nhuận đến từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác suy giảm, tuy nhiên, với những chính sách đúng đắn, kịp thời và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã giúp cho thu nhập lãi thuần vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt. Nhờ vậy, tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng được ghi nhận đạt gần 46,2 tỷ đồng, tăng 21,26%% so với cùng kỳ năm 2019.
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu ACB – chi nhánh Hoàng Cầu nhánh Hoàng Cầu
2.3.1. Các quy định của ngân hàng về tín dụng và chất lượng tín dụng
2.3.1.1. Quy định về chính sách tín dụng
Đối với HĐTD của các ngân hàng, các CSTD đóng vai trò là những quy tắc, những chỉ đạo mang tính định hướng đến từ Hội sở và các cấp lãnh đạo, giúp định hình và vận hành bộ máy tín dụng một cách nhất quán, chính xác và hiệu quả. CSTD quyết định cách ngân hàng HĐTD, cách ngân hàng lựa chọn khách hàng mục tiêu, các đặc điểm tính chất của sản phẩm, cùng với quy trình và các quy tắc trong chăm sóc khách hàng. Chính vì mang một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, CSTD cần phải thiết kế hợp lý, phù hợp với nguồn lực, đặc điểm và điều kiện tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng sở hữu CSTD phù hợp sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được chủ động và nhất quán, quy trình tín dụng sẽ được kiểm soát một cách chính xác và hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.
Tại ngân hàng TMCP Á Châu ACB – chi nhánh Hoàng Cầu, bộ phận tín dụng hoạt động trên cơ sở CSTD áp dụng cho toàn bộ hệ thống được quy định bởi Hội sở chính ACB, đồng thời hoạt động theo các chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo dựa trên tình hình thực tế của thị trường trên từng thời điểm.
32
Các CSTD hiện đang được áp dụng tại ACB Hoàng Cầu bao hàm các nội dung cơ bản sau:
a. Chính sách khách hàng:
Chính sách khách hàng của ngân hàng cơ bản quy định rõ về đối tượng khách hàng được cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng và phân loại khách hàng mục tiêu. Những quy định này thường được thể hiện trong điều 4: “Điều kiện cấp tín dụng” của các công văn quy định sản phẩm cho vay khách hàng được ban hành theo quyết định của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu, ví dụ như công văn Quyết định số 241/NVQĐ-SPTDCN quy định sản phẩm cho vay đầu tư SXKD cá nhân; Quyết định số 275/NVQĐ-SPTDCN quy định sản phẩm cho vay tiêu dùng mua nhà ở, đất ở dành cho đối tượng KHCN; Quyết định số 229//NVQĐ-SPTDCN quy định sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà;… Những nội dung cơ bản trong chính sách khách hàng đang được áp dụng tại ACB Hoàng Cầu có thể kể đến bao gồm:
- Khách hàng cá nhân: Đối với đối tượng KHCN, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đạt đủ các điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, nam từ 22 đến 60 tuổi, nữ từ 22 đến 55 tuổi.
+ Có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự, đầy đủ năng lực kiểm soát hành vi theo quy định của pháp luật.
+ Khách hàng có địa chỉ cư trú trong cùng địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Không có lịch sử nợ nhóm 2 trong 12 tháng, nợ nhóm 3,4,5 trong vòng 24 tháng trước thời điểm xét duyệt hồ sơ. Không có lịch sự nợ đã bán cho VAMC và nợ đã xử lý rủi ro 24 tháng gần nhất.
+ Có nhu cầu vay vốn hợp pháp.
+ Đạt yêu cầu của ngân hàng về đảm bảo khả năng trả nợ + Phương án sử dụng vốn khả thi và hiệu quả
- Khách hàng doanh nghiệp:
+ Khách hàng là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, có giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế
33
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự + Người đại diện cần có giấy bổ nhiệm đúng theo quy định + Có mục đích vay vốn hợp pháp
+ Có dự án vay vốn kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn Ngân hàng sẽ dựa vào mức độ hợp tác trong quá trình thu thập dữ liệu, khả năng tài chính, lịch sử tín dụng, kết quả thẩm định TSĐB, kết quả đánh giá dự án của khách hàng để phân loại khách hàng và đưa ra quyết định tín dụng phù hợp
b. Chính sách lãi suất, phí suất tín dụng và kỳ hạn vay
Hiện nay, tuân theo chỉ đạo thông tư 01/2020/ TT – NHNN của NHNN yêu cầu hỗ trợ khách hàng chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ACB Hoàng Cầu hiện đang áp dụng mức LS sàn 6,5%/ năm. Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá khả năng tài chính, pháp lý, dự án sử dụng vốn của khách hàng, mức độ rủi ro tín dụng, thời hạn trả nợ dự tính,…, ngân hàng sẽ đưa ra những thay đổi, điều chỉnh mức LS và phí suất áp dụng cho quá trình sử dụng vốn vay sao của khách hàng cho phù hợp. Hiện nay, những quy định cơ bản về chính sách LS, phí suất, thời hạn vay vốn cũng được thể hiện trong các công văn quy định sản phẩm cho vay khách hàng được ban hành theo quyết định của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu. Ngoài ra, mức LS, phí suất cho vay của ngân hàng cũng được quy định theo văn bản “Biểu lãi suất cho vay, các mức chi phí dịch vụ/ phí phạt vi phạm hợp đồng, cam kết vay vốn và thẩm quyền miễn giảm đối với KHCN” và “Biểu lãi suất cho vay, các mức chi phí dịch vụ/ phí phạt vi phạm hợp đồng, cam kết vay vốn và thẩm quyền miễn giảm đối với KHDN” hiện hành của ACB, được ACB điều chỉnh theo từng thời kỳ sao cho phù hợp với tình hình của nền kinh tế.
Đồng thời, dựa trên khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng cũng sẽ thực hiện thiết kế, phân loại thời hạn vay, điều chỉnh thời hạn trả nợ cho phù hợp. Hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngân hàng đang thực hiện những chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn không ngừng chú trọng trong việc
34
kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, tránh xảy ra nợ xấu.
c. Chính sách tài sản đảm bảo
Các chính sách về thế chấp TSĐB được ngân hàng thực hiện dựa trên quyết định 217/QĐ-NH1 được NHNN ban hành về quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Hiện nay, theo CSTD của ACB Hoàng Cầu nhằm đảm bảo cho việc hạn chế rủi ro, các khoản vay tín dụng đa phần đều yêu cầu phải có TSĐB. Các quy định về TSĐB cũng được thể hiện trong các công văn quy định sản phẩm cho vay khách hàng được ban hành theo quyết định của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Á Châu. TSĐB của khách hàng phổ biến nhất hiện nay là bất động sản, động sản và sổ tiết kiệm có giấy phép đăng ký hợp pháp, có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc giấy ủy nhiệm của chủ tài sản. Tài sản là bất động sản hiện được ngân hàng tập trung vào khu vực nội thành Hà Nội, giúp CBNV tín dụng có thể chủ động hơn trong việc đánh giá thẩm định cũng như kiểm soát TSĐB. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu trong chính sách tài sản đảm bảo hiện nay của ngân hàng, khiến giảm tính hiệu quả trong khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng áp dụng hạn mức tín dụng từ 80 đến 85% giá trị thẩm định TSĐB. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính, kế hoạch sử dụng vốn và giá trị TSĐB của khách hàng, các chuyên viên tín dụng của ngân hàng sẽ thực hiện thiết kế khoản vay với LS phù hợp nhất, đảm bảo khả năng thu nợ cho ngân hàng. Các quy chế được ngân hàng áp dụng trong việc xử lý, phát mại TSĐB có nợ xấu được xây dựng và phát triển dựa trên chính sách của ACB và quy định của NHNN về xử lý TSĐB trong Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN.
2.3.1.2. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng hiện đang được ACB Hoàng Cầu áp dụng đối với các khoản vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gồm các bước cơ bản sau: B1: Tiếp cận khách hàng: Tiếp cận khách hàng có nhu cầu vốn thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp
35
B2: Thu thập thông tin khách hàng: Thực hiện ngay khi tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin về nhu cầu vốn, khả năng pháp lý, tài chính,…
B3: Thẩm định khách hàng: Thẩm định kế hoạch sử dụng vốn, khả năng pháp lý, tài chính, TSĐB,…
B5: Ra quyết định tín dụng: Dựa vào thông tin đã phân tích đánh giá để quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không và lập hợp đồng.
B6: Giải ngân, chăm sóc, giám sát hậu giải ngân và thu nợ B7: Thanh lý hợp đồng
2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu ACB – chi nhánh Hoàng Cầu chi nhánh Hoàng Cầu
2.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Trong giai đoạn 2018-2020 vừa qua, chất lượng tín dụng của ACB Hoàng Cầu được thể hiện qua một số chỉ tiêu định tính sau:
- Hoạt động tín dụng tuân thủ đúng theo các quy trình, nguyên tắc: Trong giai đoạn vô cùng bất ổn của nền kinh tế vừa qua, nhằm hạn chế tối đa rủi ro, ACB Hoàng Cầu luôn đặc biệt chú trọng tính kỷ luật trong công tác tín dụng, không ngừng đốc thúc CBNV tuân thủ đúng theo những nguyên tắc quy định đã được đề ra bởi Sở Giao dịch và NHNN, đồng thời nâng cao chất lượng bộ máy quản trị, kiểm soát tín dụng. Làm việc song song với ban lãnh đạo, các cán bộ quản trị trực tiếp kiểm soát quy trình làm việc của bộ phận tín dụng, đốc thúc, yêu cầu bộ phận tín dụng làm việc tích cực, hiệu quả, tuân thủ đúng với các quy định của ngân hàng, đặc biệt chú trọng trong công tác kiểm soát thẩm định và giải ngân, đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro.
- Trình độ của cán bộ nhân viên: Chất lượng trình độ chuyên môn của CBNV luôn là một trong những yếu tố rất được ACB Hoàng Cầu chú trọng quan tâm. Nhằm đảm bảo tính kỷ luật trong công tác tín dụng, nâng cao phẩm chất đạo đức cũng như không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn của CBNV, ACB Hoàng Cầu vẫn luôn đều đặn tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo đối với không chỉ CBNV đang công tác tại ngân hàng mà còn cả tại các PGD tuyến dưới. Nhờ vậy, tập thể CBNV
36
luôn nắm rất rõ định hướng HĐTD của ngân hàng, đồng thời không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng chuyên môn, đảm bảo khả năng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Nền tảng khoa học công nghệ: Thuận theo xu thế ngân hàng công nghê của các NHTM khác trên thị trường, giai đoạn vừa qua, ACB Hoàng Cầu cũng đã tích cực triển khai cung cấp các sản phẩm ngân hàng số, bao gồm cả các ứng dụng Mobile Banking cũng như các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên, do vẫn chưa có sự đầu tư đủ lớn dành cho nền tảng khoa học công nghệ, những sản phẩm dịch vụ ngân hàng số của ACB nói chung và chi nhánh Hoàng Cầu nói riêng còn khó sử dụng, tồn tại lỗi hệ thống dẫn đến không đạt hiệu quả cao và ảnh hưởng đến