Xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB CHI NHÁNH HOÀNG CẦU (Trang 68 - 69)

7. Kết cấu khóa luận

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù

công tác thẩm định TSĐB và giải ngân. Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng giai đoạn trong và sau giải ngân. Đảm bảo tính hiệu quả trong việc phối hợp giữa các phòng ban cùng với các cơ quan hành chính Nhà nước và đối tác của ngân hàng nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của CBNV.

- Đưa ra được các chính sách nhằm hỗ trợ khách hàng hạn chế tác động của đại dịch Covid-19. Nâng cao hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Trên cơ sở những đánh giá, phân tích về hiện trạng chất lượng tín dụng, những thành quả và hạn chế trong chất lượng tín dụng của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2018-2020, người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp hợp

CSTD là một trong những điều kiện cốt lõi quyết định hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chúng phản ánh phương thức ngân hàng thực hiện HĐTD, là nền tảng cho tính an toàn, ổn định trong HĐTD của ngân hàng và định hướng HĐTD của ngân hàng trong từng thời kỳ của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, để cải thiện chất lượng tín dụng, CSTD là một trong những vấn đề ngân hàng cần phải cải thiện trước tiên.

Hiện nay, chính sách khách hàng áp dụng tại ACB Hoàng Cầu về cơ bản là tương đối hoàn thiện, tuân thủ tốt các chính sách đưa ra bởi ACB và NHNN Việt Nam.

61

Tuy nhiên, không thể phủ nhận chính sách hiên tại vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế. Hướng đến năm 2021 được dự đoán có rất nhiều khó khăn, trong điều kiện nền kinh tế vẫn phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, ngân hàng nên cân nhắc nới lỏng quy định về điều kiện vay vốn không có lịch sử nợ nhóm 2 trong vòng 12 tháng gần nhất. Trong năm 2020, rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp có hoạt động SXKD chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh dẫn đến chậm trễ trong thanh toán nợ. Khác với ACB, rất nhiều NHTM và các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể thực hiện một cách chính xác, hợp lý chỉ thị của NHNN trong việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh bằng những phương pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng có tiềm năng nhưng lại gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận các sản phẩm vay của ngân hàng. Tiến tới năm 2021, khi nhu cầu vốn trong thị trường tăng cao nhằm tái khởi động nền kinh tế và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, các đối tượng khách hàng có lịch sự nợ nhóm 2 này sẽ là những khách hàng vô cùng tiềm năng dành cho ngân hàng, tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo đánh giá thật kỹ điều kiện tài chính, pháp lý và kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, chính sách tài sản đảm hiện nay của ngân hàng cũng còn hạn chế khi đa phần chỉ tiếp nhận những TSĐB trong khu vực nội thành Hà Nội. Ngân hàng nên cân nhắc, linh hoạt hơn trong chính sách TSĐB, tiếp nhận cả những TSĐB nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Việc ngân hàng hiện chỉ tập trung nhận những tài sản trong khu vực nội thành khiến cho mạng lưới khách hàng của ngân hàng bị giới hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tìm kiếm khách hàng vay mới của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB CHI NHÁNH HOÀNG CẦU (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)