PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí hẹp niệu đạo (Trang 40 - 42)

Từ bảng 3.18 cho thấy trong 30 bệnh nhân nhập viện điều trị thì nội soi cắt trong niệu đạo chiếm tỷ lệ cao nhất 90%, nong niệu đạo chiếm tỷ lệ 3,33%, phẫu thuật tạo hình niệu đạo chiếm 6,67%.

Như vậy ta thấy rằng trong các phương pháp điều trị thì phương pháp nội soi cắt trong niệu đạo được sử dụng nhiều nhất do đây là phương pháp đơn giản và kết quả ban đầu tương đối tốt [6].

Có một câu ngạn ngữ trong niệu khoa rằng: “một khi đã hẹp thì luôn luôn là hẹp” thậm chí ngày nay chúng ta đã được trang bị nhiều kỹ thuật hiện đại song sự thật này vẫn không thay đổi và khi có một phương pháp mới điều trị hẹp niệu đạo thì phải luôn tự nói với chính mình rằng: bao lâu sau sẽ lại tiếp tục [22].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 30 trường hợp hẹp niệu đạo được điều trị tại khoa ngoại bệnh viện trung ương Huế và khoa ngoại bệnh viện trường đại học y dược Huế từ tháng 5/2008 đến tháng 4/2009 chúng tôi rút ra kết luận sau:

1. Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn là ở tuổi lao động, tuổi trung bình là 49,83±16,93. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương niệu đạo, do điều trị, viêm nhiễm và đặt sonde tiểu dài ngày cũng chiếm tỷ lệ cao. Triệu chứng chủ yếu của bệnh nhân hẹp niệu đạo là rối loạn tiểu tiện với tiểu khó, tia tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu không hết…một số ít trường hợp có tình trạng bí tiểu cấp nếu hẹp khít, phối hợp sỏi niệu đạo kẹt…

2. Chẩn đoán hẹp niệu đạo chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và chụp x.quang niệu đạo bàng quang ngược và xuôi dòng.

3.Thái độ xử trí ban đầu tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân khi nhập viện: bệnh nhân bí tiểu cấp phải đặt sonde tiểu kèm theo sỏi niệu đạo kẹt thì mổ cấp cứu, bệnh nhân tắc ống dẫn lưu thì thay ống dẫn lưu mới còn hầu hết các bệnh nhân nếu không trong tình trạng cấp cứu thì được chờ phẫu thuật. Tùy theo từng bệnh nhân mà có thái độ điều trị khác nhau nhưng biện pháp thường được lựa chọn nhiều nhất là nội soi cắt trong niệu đạo.

4. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có những đề suất sau đây:

+ Giáo dục an toàn lao động và an toàn giao thông để tránh chấn thương niệu đạo cũng như cách giữ gìn vệ sinh đường sinh dục tiết niệu, đi khám bệnh sớm khi có triệu chứng bất thường về tiểu tiện.

+ Có thái độ xử trí đúng đắn trong các phẫu thuật nội soi cũng như chú ý kĩ thuật đặt ống thông niệu đạo.

+ Giải thích rõ cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh sớm và tuân thủ cách thức điều trị, tái khám theo đúng lịch hẹn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí hẹp niệu đạo (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w