ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN 1 Tuổi bệnh nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí hẹp niệu đạo (Trang 32 - 33)

4.1.1. Tuổi bệnh nhân

Theo nghiên cứu, nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,33%), nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 46 đến 60 (36,67%) còn nhóm tuổi từ 31 đến 45 và trên 60 có giá trị tương đương. Trong các bệnh nhân nghiên cứu thì bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi, lớn tuổi nhất là 76 tuổi và tuổi trung

bình mắc bệnh là 49,83±16,93 (bảng 3.1). Trong khi đó theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Đệ (2006), tỷ lệ cao nhất gặp ở nhóm tuổi từ 51 đến 60 tuổi, tuổi thấp nhất là 20 tuổi cao nhất là 82 tuổi [5]. Theo kết quả của Chan Kwong Leung cho thấy hẹp niệu đạo còn gặp ở 3,5 tuổi và ở độ tuổi 96 [18]. Như vậy hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là nhóm trong độ tuổi lao động.

4.1.2. Nghề nghiệp

Hẹp niệu đạo do di chứng của chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất và theo nghiên cứu thì tỷ lệ hẹp niệu đạo ở nhóm người làm nông chiếm nhiều nhất (50%) (Bảng 3.2) và thấp nhất là học sinh, 2 học sinh trong số bệnh nhân khảo sát bị hẹp là do tai nạn giao thông còn nhóm nghề khác gồm nhiều ngành nghề như giáo viên, thợ mộc, tuổi già… chiếm tỷ lệ không cao.

Điều này cho thấy rằng hẹp niệu đạo thường xảy ra ở nhóm người lao động nặng có mức sống thấp do nguy cơ bị chấn thương cao và nhóm người này khi có bệnh thường để tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và tỷ lệ tái phát cao do ít tuân thủ chế độ điều trị nhất là việc tái khám theo hẹn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí hẹp niệu đạo (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w