Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho viên chức, người lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho viên chức, người lao động tại Bệnh viện (Trang 35 - 42)

3 Thái độ, tinh thần làm việc

4.1.Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho viên chức, người lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

chức, người lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ...

4.1.1. Ưu điểm

Cùng với sự đổi mới toàn diện, sâu sắc các hoạt động của mình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ... xác định mục tiêu dài hạn là không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế của đơn vị. Chính nhờ sự quan tâm, chú trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Ban lãnh đạo Bệnh viện mà công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho viên chức, người lao động đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từng bước thực hiện được mục tiêu về nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển của Bệnh viện trong các năm tới.

Về cơ bản, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bệnh viện đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực, cập nhật kịp thời kỹ năng cần thiết, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế. Việc xác định nhu cầu đào tạo đã có sự kết hợp giữa nhu cầu của người lao động và nhu cầu của Bệnh viện, điều này làm cho công tác đào tạo của Bệnh viện được thực hiện chủ động và hiệu quả hơn, tạo được sự gắn bó giữa mục đích và hành động của nhân viên đối với Bệnh viện. Các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Bệnh viện với sự giảng dạy của giáo viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm có nội dung đảm bảo cho người học được trang bị những kiến thức kỹ năng mới mà không làm ảnh hưởng tới sự thực hiện công việc hàng ngày của nhân viên và hoạt động của Bệnh viện.

Đào tạo nhân lực có trình độ cao như bác sĩ chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I được chú trọng, khuyến khích thực hiện. Nhu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ chiếm số lượng nhỏ, do chương trình đào tạo mang nhiều tính lý thuyết, nghiên cứu do vậy đơn vị khuyến khích bác sĩ tham gia đào tạo thực hành lâm sàng để nâng cao tay nghề, kỹ thuật chuyên môn.

Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế không chỉ với chức danh bác sĩ mà còn quan tâm đào tạo trình độ sau đại học với nhóm chức danh điều dưỡng. Góp phần thay đổi hệ thống điều dưỡng, cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, chuẩn bị nguồn nhân lực có năng lực, trình độ cao đáp ứng Kế hoạch phát triển nhân lực và phù hợp với Đề án phát triển nhân lực giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo.

Việc tuyển dụng các chuyên ngành khác trong đơn vị như: Báo chí, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Tài chính ngân hàng, Luật kinh tế, Xã hội học, Y tế công cộng… đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác bố trí, sắp xếp nhân lực và đào tạo, bồi dưỡng khi giảm bớt việc bố trí nhóm nhân viên y tế làm việc tại các phòng chức năng. Điều này giúp họ yên tâm công tác tại các khoa chuyên môn, phát huy đúng chuyên ngành mình được đào tạo. Đơn vị không phải cử những nhân viên này tham gia thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng để đảm nhiệm công việc tại các phòng góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo cho đơn vị.

Nhìn chung, số lượng và chất lượng đội ngũ nhân lực tại Bệnh viện mới chỉ đáp ứng được cơ bản số cán bộ chuyên môn về lâm sàng, cận lâm sàng và Dược đạt trên 75% tổng số nhân lực.

Chủ động thực hiện rà soát các viên chức có trình độ trung cấp, xây dựng Kế hoạch thực hiện lộ trình chuẩn hóa trình độ cao đẳng, đảm bảo đến 2025, đơn vị không có viên chức y tế trình độ trung cấp.

Bệnh viện luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân tự nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn bản thân thông qua việc cử viên

chức tham gia đào tạo ngoài kế hoạch, tham gia các hội nghị hội thảo chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo và các Bệnh viện có uy tín, có đủ phương tiện giảng dạy và giảng viên có kinh nghiệm.

Việc triển khai áp dụng các kỹ thuật mới cùng phương tiện trang thiết bị hiện đại đã và đang góp phần không nhỏ vào việc nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị, cứu chữa nhiều bệnh nhân hiểm nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Qua các đợt đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án bệnh viện vệ tinh; đề án 1816, triển khai thực hiện được nhiều các kỹ thuật cao, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khám chữa bệnh không phải đi xa, đỡ tốn kém về kinh tế, giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Đa số, viên chức, người lao động được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn hài lòng khi được bố trí thời gian đảm bảo tham gia đào tạo, bồi dưỡng; chuyên ngành được cử đi phù hợp với vị trí việc làm và năng lực của bản thân; cơ sở đào tạo uy tín, được trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng… Trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn viên chức, người lao động được hưởng các chế độ và phụ cấp theo quy định.

Kết quả thực hiện khảo sát đánh giá mức độ thực hiện công việc của VC, NLĐ sau đào tạo cho thấy: Các tiêu chí nắm vững kiến thức chuyên môn; vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn công tác khám, điều trị người bệnh; tinh thần trách nhiệm, phối hợp với đồng nghiệp của viên chức, NLĐ trong công việc; tư tưởng yên tâm công tác, gắn bó làm việc lâu dài tại đơn vị đều được đánh giá ở mức cải thiện và cải thiện tốt.

Có thể đánh giá, công tác cử viên chức, NLĐ tham gia đào tạo, bồi dưỡng đã mang lại những hiệu quả nhất định, tác động tích cực đến người

được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Khi nhận thức thay đổi sẽ dẫn đến hành động thay đổi.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng tại BVĐK tỉnh ... đã đem lại một số nhưng thành quả nhất định: Góp phần xây dựng đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với Đề án vị trí việc làm và chuẩn chức danh nghề nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế, triển khai dịch vụ kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; đảm nguồn nhân lực có trình độ cao, sẵn sàng gắn bó, cống hiến để Bệnh viện ngày một phát triển, hoạt động tốt hơn.

4.1.2. Hạn chế, nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ... còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Thực hiện xác định nhu cầu đào tạo chưa toàn diện: Nhu cầu đào tạo VC, NLĐ trong Bệnh viện hiện nay rất lớn nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kê, tổng hợp báo cáo của khoa, phòng phục vụ yêu cầu về công tác tổ chức cán bộ mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu đào tạo của toàn viện. Nguyên nhân: Thiếu sự phối hợp thực hiện giữa các khoa, phòng trong công tác rà soát, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.

Căn cứ Thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế, theo đó quy định tỉ lệ điều dưỡng trên 1 bác sĩ ở khoa lâm sàng là từ 2 trở lên. (Đối với Bệnh viện, tỉ lệ một bác sĩ sẽ cần 3,5 điều dưỡng) Với tỉ lệ điều dưỡng trên 1 bác sĩ trong giai đoạn 2018-2020 như vậy về cơ bản chưa đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế. Số lượng bác sĩ và điều dưỡng còn có sự chênh lệch khá lớn, nhu cầu nhân lực điều dưỡng là rất lớn. Vấn đề đặt ra đòi hỏi đơn vị cần có giải pháp tuyển dụng, sắp xếp và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

Số lượng y sĩ thực hiện công tác chuyên môn tại đơn vị vẫn còn 10 người năm 2020, chủ yếu làm việc tại khoa Y học cổ truyền. Vấn đề đặt ra Bệnh viện cần tiến hành rà soát, có Kế hoạch cử các chức danh y sĩ tham gia đào tạo phù hợp, đối với những trường hợp đã có bằng tốt nghiệp Đại học, cao đẳng Phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng cần thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm cho nhóm y sĩ này, không để tình trạng chức danh y sĩ thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện hạng I.

Giai đoạn 2018-2020, việc xây dựng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vẫn còn hạn chế về số lượng và nội dung tham gia. Nguyên nhân, các cá nhân và khoa, phòng vẫn chưa thực sự chủ động trong việc xác định nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật của khoa, phòng mình từ đó có kế hoạch cử người tham gia bồi dưỡng phù hợp. Đồng thời, công tác tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn thực hiện chưa thực sự đồng nhất, thường tổng hợp sau khi Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của đơn vị đã ban hành. Do đó, tạo nên sự thiếu thống nhất, cái nhìn tổng quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chung của đơn vị.

Giai đoạn 2018-2020, đào tạo chuyên khoa cấp I của đơn vị tập chung chủ yếu các chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa, Hồi sức cấp cứu, Sản phụ khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức… Một số chuyên ngành số lượng đăng ký tham gia đào tạo còn hạn chế như: Giải phẫu bệnh, Truyền nhiễm, Răng Hàm Mặt, Huyết học truyền máu… có những chuyên ngành chưa thể đăng ký cho các bác sĩ tham gia đào tạo trong 3 năm 2018, 2019, 2020 như: Ung thư, Tâm thần, Thần kinh, Dinh dưỡng… Nguyên nhân, nhân lực toàn Bệnh viện còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ nên việc cử đi học còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu nhân lực làm việc đảm bảo công tác chuyên môn. Một số, khoa phòng số lượng bác sĩ biên chế còn hạn chế, bác sĩ hợp đồng chưa thể cử

tham gia đào tạo dài hạn do đơn vị chưa ban hành văn bản cụ thể, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức, người lao động.

Bác sĩ đăng ký tham gia đào tạo chuyên khoa cấp II giai đoạn này vẫn còn khá hạn chế về số lượng.

Kết quả công tác đào tạo đối với các hình thức sau đại học, đại học và cao đẳng tại đơn vị giai đoạn 2018-2020 về cơ bản vẫn chưa thực sự bám sát kế hoạch đặt ra. Đặc biệt, đối với hình thức đào tạo sau đại học, khi đơn vị muốn phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt chất lượng đội ngũ bác sĩ song công tác đào tạo của đơn vị vẫn còn hạn chế về số lượng, chỉ tập trung một số chuyên ngành nhất định thì sẽ khó để mang lại kết quả cao.

Theo Thông tư 23/2005/TT-BYT, quy định tỷ lệ các trưởng/phó khoa từ 60% trở lên có trình độ Tiến sĩ/ chuyên khoa II. Hiện tại, tỷ lệ Trưởng khoa, phó trưởng khoa phòng trong Bệnh viện có trình độ chuyên khoa II mới chỉ đạt dưới 60%. Do đó, nhu cầu đào tạo bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp II đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 23/2005/TT-BYT là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc cử bác sĩ tham gia đào tạo hiện còn gặp một số khó khăn nhất định. Bởi đây là chương trình đào tạo bậc cao, mang tính dài hạn. Thêm vào đó, kinh phí tham gia khóa đào tạo và các chi phí liên quan cao. Mặc dù, đơn vị đã có quy định cụ thể trong việc chi hỗ trợ kinh phí liên quan đến khóa đào tạo, viên chức được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định khi tham gia đào tạo. Song việc đăng ký tham gia đào tạo chuyên khoa cấp II tại đơn vị vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người.

Giai đoạn này, số lượng bác sĩ xin chuyển công tác và thôi việc là 8, số điều dưỡng là 13 người. Nguyên nhân xin thôi việc, chuyển công tác đa số giải quyết công việc cá nhân, hợp thức hóa điều kiện hoàn cảnh gia đình. Xong vẫn không thể phủ nhận, vẫn có một bộ phận nhỏ bác sĩ, điều dưỡng có

nguyện vọng được làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập; đơn vị y tế có cường độ làm việc thấp hơn. Năm 2019, Bệnh viện có số lượng bác sĩ xin thôi việc là 4 người. Đây phần lớn là các bác sĩ có trình độ thạc sĩ, chuyên khoa cấp I các chuyên ngành Nội khoa, Răng Hàm Mặt, Chẩn đoán hình ảnh. Số lượng này không lớn, tuy nhiên việc viên chức xin thôi việc, chuyển công tác sang đơn vị khác tăng lên hàng năm cũng là kết quả để đơn vị cần tiến hành xem lại đối với công tác bố trí, sắp xếp, duy trì đội ngũ nhân lực đặc biệt là nhân lực có trình độ cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số nhân viên y tế còn trẻ, kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nên để đảm bảo công tác chuyên môn bệnh viện phải cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua nhiều lớp.

Nhân lực toàn Bệnh viện còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ nên việc cử viên chức đi học còn gặp một số khó khăn vì thiếu nhân lực làm việc. Do đó nhu cầu học tập nâng cao trình độ của viên chức và nhu cầu đào tạo của đơn vị chưa được đáp ứng thỏa đáng.

Nhận thức của viên chức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: Một bộ phận nhỏ VC, NLĐ nhận thức chưa tốt về công tác đào tạo. VC, NLĐ tham gia học tập không phải để hướng tới việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, công việc được giao mà chủ yếu là để có bằng cấp đủ điều kiện cho việc nâng lương, chuyển ngạch hoặc vì yêu cầu của cơ quan, đơn vị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí, sắp xếp công việc sau đào tạo. Dù đầu tư rất lớn về kinh phí, có cơ sở đào tạo thuận lợi, có đội ngũ giảng viên tốt, có giáo trình, tài liệu chuẩn nhưng không thay đổi được nhận thức của người học theo hướng tích cực thì công tác đào tạo vẫn còn những hạn chế.

Các cơ sở y tế tư nhân được thành lập và phát triển, số lượng phòng khám tư ngày một tăng nhanh, chính sách đãi ngộ của các cơ sở này đã thu hút một số bác sĩ bỏ việc, chuyển ra ngoài làm việc.

Mặc dù có nhiều quan tâm, chú trọng tạo điều kiện để VC, NLĐ tham gia đào tạo, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo các văn bản quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, Bệnh viện chưa có quy chế đào tạo cụ thể của đơn vị. Đây là một trong những thiếu sót lớn, dẫn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được chặt chẽ, một số viên chức được cử đi đào tạo sau khi trở về thời gian phục vụ đơn vị ít sau đó xin chuyển công tác.

Hiện tại còn thiếu bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, bác sĩ trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong công tác khám và chữa bệnh, tay nghề chưa cao, năng suất thấp, cần cử đi đào tạo. Bác sĩ có kinh nghiệm lại ít chịu đổi mới, còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học.

Việc cử tham gia đào tạo dài hạn chỉ thực hiện đối với nhóm viên chức, chưa thực hiện cử người lao động hợp đồng thời hạn tham gia đào tạo dài hạn. Một bộ phận nhỏ cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc đăng ký tham gia kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị: Đã đăng ký nhưng không tham gia tuyển sinh không có lý do chính đáng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho viên chức, người lao động tại Bệnh viện (Trang 35 - 42)