Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ KON TUM (Trang 42 - 43)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên

Theo truyền thuyết của dân tộc Bahnar vùng này đƣợc lƣu lại rằng Kon Tum ban đầu chỉ là tên gọi của một làng ngƣời Bahnar. Khoảng trƣớc năm 1800 thì không có tên gọi Kon Tum, vì làng Kon Tum chƣa xuất hiện. Lúc đó, trong vùng ngƣời Bahnar (thuộc thành phố Kon Tum ngày nay) có làng ngƣời địa phƣơng ở gần sông Đăk Bla tên gọi là Kon Trangor (về sau gọi là ChƣH’reng). Lúc ấy làng Kon Trangor rất thịnh vƣợng, với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng luôn có sự gây chiến đánh nhau. Vì thế những ngƣời đồng bào làng Kon Trangor cũng thƣờng đem dân làng mình đi đánh phá các làng khác để chiếm đoạt của cải và bắt ngƣời về làm nô lệ. Trong số những ngƣời đồng bào làng Kon Trangor có một ngƣời tên là Jaxi, có 2 con trai là Jơ Rông và Uông; hai ngƣời này không thích cảnh những ngƣời đồng bào vùng này luôn gây chiến đánh nhau với các làng khác, nên đã ra đi làm nhà ở mới riêng gần chỗ có hồ nƣớc cạnh sông Đăk Bla. Vùng đất này rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc định cƣ sinh sống nên dần dần có nhiều ngƣời đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành một làng mới với tên gọi Kon Tum. Năm 2009, thị xã Kon Tum đã chính thức trở thành thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum theo Nghị định số 15/NĐ-CP của Chính phủ.

Thành phố Kon Tum, có diện tích tự nhiên 43,298 km2, tổng dân số hiện có 172.000 ngƣời (dân tộc thiểu số: 46.222 ngƣời), gồm 21 đơn vị hành chính (10 phƣờng, 11 xã), 179 thôn, tổ dân phố, trong đó có 94 thôn (61 thôn đồng

bào dân tộc thiểu số) và 85 tổ dân phố. Giao thông tƣơng đối thuận lợi, có đƣờng Hồ Chí Minh và quốc lộ 24 đi qua. Có thể nói, về mặt địa lý thành phố Kon Tum có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng, vừa là cơ hội mà cũng là trách nhiệm to lớn trong xu thế hội nhập, phát triển của cả vùng đất Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ KON TUM (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)