Quy trình thực hiện dự báo

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Quy trình thực hiện dự báo

Quy trình dự báo điện năng bao gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Xác định khía cạnh thời gian

Có 2 loại khía cạnh thời gian cần xem xét: - Thứ nhất: Độ dài dự báo, cần lưu ý:

+ Đối với dự báo theo năm: từ 1 đến 5 năm. + Đối với dự báo quý: từ 1 hoặc 2 quý. + Đối với dự báo tháng: từ 12 đến 18 tháng.

- Thứ hai: Người sử dụng và người làm dự báo phải thống nhất tính cấp thiết của dự báo.

Bước 2: Xem xét dữ liệu

- Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn: bên trong và bên ngoài. - Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có (thời gian, đơn vị tính…).

- Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến và thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập dữ liệu chưa được tổng hợp.

- Cần trao đổi giữa người sử dụng và người làm dự báo.

Bước 3: Lựa chọn mô hình

- Việc lựa chọn mô hình tùy thuộc các tiêu chí sau: + Dạng phân bố của dữ liệu

+ Số lượng quan sát sẵn có + Độ dài của thời đoạn dự báo

Nếu dữ liệu phân bố thể hiện tính xu hướng thì có thể áp dụng các phương pháp Bình quân di động, san bằng hàm số mũ… Nếu số liệu đủ lớn

có thế áp dụng phương pháp hồi qui…

Bước 4: Đánh giá mô hình

- Đối với các phương pháp định tính thì bước này ít phù hợp hơn so với phương pháp định lượng.

- Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (trong phạm vi mẫu dữ liệu).

- Đánh giá mức độ chính xác của dự báo (ngoài phạm vi mẫu dữ liệu). - Nếu mô hình không phù hợp, quay lại bước 3.

Bước 5: Chuẩn bị dự báo

- Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại phương pháp khác nhau (ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình hồi quy khác nhau).

- Các phương pháp được chọn nên được sử dụng để chuẩn bị cho một số các dự báo (ví vụ trường hợp xấu nhất, tốt nhất và có thể nhất).

Bước 6: Trình bày kết quả dự báo

- Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng sao cho họ hiểu các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo.

- Người dự báo phải có khả năng trao đổi các kết quả dự báo theo ngôn ngữ mà các nhà quản lý hiểu được.

- Trình bày cả ở dạng viết và dạng nói. - Bảng biểu phải ngắn gọn, rõ ràng.

- Chỉ cần trình bày các quan sát và dự báo gần đây thôi.

- Chuỗi dữ liệu dài có thể được trình bày dưới dạng đồ thị (cả giá trị thực và dự báo).

- Trình bày thuyết trình nên theo cùng hình thức và cùng mức độ với phần trình bày viết.

Bước 7: Theo dõi kết quả dự báo

- Lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được thảo luận một cách tích cực, khách quan và cởi mở.

- Mục tiêu của việc thảo luận là để hiểu tại sao có các sai số, để xác định độ lớn của sai số

1.3. Dự báo nhu cầu điện năng

1.3.1. Cơ sở của việc dự báo nhu cầu điện năng

Để dự báo nhu cầu điện năng người ta cần phải nắm được cơ chế biến động của điện năng theo thời gian. Thông thường việc dự báo nhu cầu điện năng được thực hiện theo trình tự như sau:

Một là, cần phân tích sự biến đổi theo thời gian của nhu cầu năng lượng, đánh giá sự biến đổi, quy luật và cơ chế của quá trình biến đổi nó. Việc phân tích có thể thực hiện ở từng lĩnh vực, ngành tiêu thụ năng lượng hoặc ở tầm vĩ mô có xét đến những cơ chế chính sách lớn điều tiết sự tăng trưởng của nhu cầu năng lượng như chính sách giá cả, cơ chế khuyến khích đầu tư, chính sách tiết kiệm và quản lý nhu cầu năng lượng, liên hệ giữa tiêu thụ năng lượng với tăng trưởng và hoạt động kinh tế, ảnh hưởng của những thành tựu mới của khoa học và công nghệ lên quá trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

Hai là, dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích dữ liệu của quá khứ, xác định quy luật biến thiên của từng dạng năng lượng trong mối quan hệ tương quan với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, với các dạng năng lượng khác. Những quy luật nghiệm thấy trong quá khứ có thể sẽ thay đổi trong tương lai tùy thuộc vào sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, thành phần dân cư và những tác động của thành tựu mới về khoa học công nghệ lên quá trình phát triển, sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

Để dự báo nhu cầu điện năng cho một giai đoạn nào đó trong tương lai, ngoài những thông tin, những quy luật rút ra từ phân tích quá khứ, cần phải có

những thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội, những chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế, trong thành phần dân cư, những chính sách lớn liên quan đến ngành điện như cơ chế đầu tư, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực năng lượng, mức tăng dân số, mức sống, giá điện, thời tiết, chính sách đảm bảo năng lượng cho những vùng nghèo khó, kém phát triển, …

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)