6. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Lựa chọn phương pháp dự báo
Có rất nhiều cách tiếp cận để tính toán dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng như đã giới thiệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp tính hệ số vượt trước, phương pháp tính trực tiếp, phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian. Mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Trên thế giới cũng đã áp dụng phương pháp như mô hình Box-Jenkins ARIMA [18], mô hình đã phối hợp hai phương pháp tự hồi qui AR (auto regression) và chuỗi trung bình trượt MA (moving average), tuy nhiên có thể thấy các phương pháp này chỉ sử dụng một biến là số liệu tiêu thụ điện năng của các năm.
Việc ứng dụng phương pháp nào cho phù hợp với thực tiễn ở tỉnh Bình Định là rất quan trọng. Từ các đặc điểm của những phương pháp trên, tác giả lựa chọn phương pháp đa hồi qui tương quan, dùng phần mềm EVIEW để dự báo nhu cầu điện năng, điều này được lý giải bởi những lý do sau:
Trước hết, phương pháp hồi quy đòi hỏi tập mẫu số liệu nghiên cứu đủ lớn mà các số liệu này hoàn toàn có thể thu thập được ở Cục thống kê tỉnh Bình Định, các báo cáo, quy hoạch của ngành Điện. Trong phạm vi luận văn này, số liệu đã thu thập trong giai đoạn 2010-2020 vì tình hình kinh tế-xã hội có điểm tương đồng với các năm cần dự báo nhất.
Thứ hai, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý quan điểm có mối quan hệ chặt chẽ trong việc giữa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với nhu cầu điện năng [18], do đó sử dụng phép phân tích hồi quy nhằm ước lượng, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng cho từng ngành của tỉnh Bình Định dựa trên những mối liên hệ giữa GDP theo từng ngành, cùng với các yếu tố khác như giá điện năng của ngành, dân số...với điện năng tiêu thụ từng ngành tương ứng sẽ đem lại kết quả chính xác thông qua các kiểm định và mức độ phù hợp của mô hình.
Thứ ba, phương pháp hồi quy cũng được sử dụng khá phổ biến. Trong Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực của các tỉnh, thành phố, huyện...