Tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh bình định giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 60 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh bình định giai đoạn 2010-

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thố của tỉnh trải dài 110 km theo huớng Bắc -

Nam, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Bình Định đuợc đánh giá là có vị trí chiến luợc quan trọng trong phát triến kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung, đuợc xem là một trong những cửa ngõ ra biến của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan kết nối qua các tuyến Quốc lộ 19. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30 km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ về đuờng hàng không của tỉnh, có khả năng đáp ứng đuợc nhiều loại máy bay cất và hạ cánh.

Theo kết quả Tống điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Bình Định tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 1.486.918 người; đứng thứ 20 cả nước; 4/14 tỉnh/thành phố thuộc Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; 2/5 tỉnh/thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là một trong những tỉnh đông dân của khu vực miền Trung, có điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho sự nghiệp phát triến kinh tế - xã hội. Dân số trung bình năm 2015 có 1.487,6 ngàn người và đến năm 2020 ước tính khoảng 1.487,9 ngàn người, dân tộc chủ yếu là Kinh, Bana, Hrê và Chăm.

Song hành với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyến dịch cơ cấu kinh tế thì quá trình phát triến, hình thành các đô thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2015 là 31,7% và đến năm 2020 ước tính đạt 40,3%.

Tổng sản phẩm địa phương

Tống sản phẩm địa phương theo giá so sánh 2010, năm 2015 đạt 36.753,6 tỷ đồng, đến năm 2020 ước tính đạt 50.127 tỷ đồng, bình quân mỗi năm GRDP đạt mức tăng trưởng 6,4%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,13%/năm, khu vực dịch vụ tăng 6,16%/năm và thuế sản phàm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%/năm.

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm 31,5%, đến năm 2020 giảm còn 27,6%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2015 chiếm 24,9%, đến năm 2020 đạt mức 28,6%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm năm 2015 chiếm 43,6%, đến năm 2020 đạt mức 43,8%.

Sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; bình quân mỗi năm giảm 0,8%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng 3,7%; bình quân mỗi năm tăng 0,7%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phàm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,2%.

Đánh giá chung, giai đoạn 2011 - 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá, quy mô kinh tế không ngừng mở rộng; cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp phát triến khá toàn diện và đạt mức tăng trưởng cao; thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triến của tỉnh; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. An sinh xã hội được bảo đảm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những thành tựu đạt được tạo tiền đề cho sự phát triến nhanh và bền vững trong những năm tới.

So với các tỉnh khu vực miền Trung, Bình Định nằm trong nhóm các tỉnh phát triến khá. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điếm, thành tựu đã đạt được, trên từng lĩnh vực còn những hạn chế, yếu kém cần sớm có giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)