6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đặc tính cung điện năng
Chuỗi sản xuất cung ứng của ngành công nghiệp điện lực về cơ bản bao gồm bốn khâu: Sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Trong khâu sản xuất, điện năng được tạo ra nhờ các quá trình chuyển đổi năng lượng từ các nguồn thủy năng, nhiệt năng, năng lượng gió, mặt trời hay địa nhiệt ... Việc sản xuất năng lượng sử dụng đầu vào là các nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí, gió, mặt trời, nguồn nước... Sau khi được sản xuất tại các cơ sở phát điện, điện năng được ngay lập tức đưa tới người sử dụng nhờ hệ thống mạng lưới truyền tải và hệ thống phân phối (Hình 2.1) [3].
(Nguồn: [3])
Hình 2.1. Chuỗi sản xuất - cung ứng điện năng của ngành công nghiệp điện lực
Điện năng được sản xuất ra khi có nhu cầu tiêu thụ, bắt nguồn từ việc đây là mặt hàng không có tồn kho do khả năng lưu trữ điện năng ở các hệ thống lưu trữ năng lượng là rất hạn chế và đắt đỏ. Do vậy, trong quá trình vận hành hệ thống điện từ sản xuất tới tiêu dùng, có một yêu cầu bắt buộc là hai quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng phải được diễn ra đồng thời, và về mặt kỹ thuật, phải luôn luôn cân bằng. Đây cũng chính là đặc điểm và khác biệt căn bản của ngành công nghiệp điện lực so với các lĩnh vực khác, quyết định đến mô hình kinh doanh và cách thức vận hành của ngành điện trên toàn cầu. Trong ngắn hạn, khi có khả năng xảy ra mất cân bằng cung cầu do nguồn cung hoặc cầu có khả năng biến động, hệ thống điện sẽ phải thực hiện cơ chế đặc biệt được thiết lập để bảo đảm ngay lập tức nguồn sản xuất phải được cân bằng với nhu cầu sử dụng. Khách hàng sử dụng điện là các cơ sở tiêu thụ như xây dựng - công nghiệp, tiêu dùng, dân cư, giao thông vận tải và an ninh, quốc phòng... Hệ thống truyền tải và phân phối điện bao gồm mạng lưới các đường dây và trạm biến áp, gồm các chức năng:
- Khâu truyền tải điện: điện năng được vận chuyển thông qua hệ thống đường dây một chiều hoặc xoay chiều cao áp, các máy biến áp tới các trạm phân phối điện. Hệ thống này yêu cầu sự liên kết lưới và tích hợp các cơ sở phát điện vào mạng lưới chung, quy trình lập kế hoạch huy động và điều độ để cân bằng cung cầu điện tức thời, quản lý và khắc phục sự cố lưới điện và liên kết lưới.
- Khâu phân phối điện: bao gồm hệ thống mạng lưới trung áp (110, 35, 22, 10 kV) và các máy biến áp hạ áp. Các đơn vị phân phối điện tại Việt Nam cũng đồng thời phụ trách việc bán lẻ điện tới khách hàng bao gồm thỏa thuận cấp điện, đo đếm, tính toán chi phí sử dụng điện và các dịch vụ quản lý nhu cầu điện khác.
2.1.3. Quy định của Nhà nước về giá điện
Biểu giá điện hiện tại của Việt Nam là biểu giá điện bậc thang phân theo 4 nhóm đối tượng, phân theo cấp điện điện áp, theo 3 mức giá (cao điểm, thấp điểm, bình thường). Cụ thể như sau:
a/ Ngành sản xuất: Phân theo 4 cấp điện áp (dưới 6 kV, 6 kV đến 22 kV, 22 kV đến 110 kV và 110 kV trở lên). Phân theo giờ cao điểm, thấp điểm, giờ bình thường).
b/ Kinh doanh: Phân theo 3 cấp điện áp (dưới 6 kV, 6 kV đến 22 kV, 22 kV trở lên). Phân theo giờ cao điểm, thấp điểm, giờ bình thường.
c/ Hành chính sự nghiệp: Phân theo 2 cấp điện áp dưới 6 kV và trên 6 kV. d/ Giá bán lẻ cho sinh hoạt: Chia làm 6 bậc.
Biểu giá điện sinh hoạt ở Việt Nam được nêu cụ thể ở phụ lục.