6. Kết cấu của luận văn
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu về sử dụng điện năng tỉnh Bình
2.2.1. Tăng trường kinh tế của tỉnh Bình Định
Kinh tế của tỉnh Bình Định từ năm 2010 liên tục phát triển, đến năm 2020 tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng bình quân hàng năm 6,4% (theo giá so sánh năm 2010). Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng
4,04%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,13%; dịch vụ tăng 6,16%; thuế" sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%, các nhu cầu tiện ích xã hội phục vụ cuộc sống, sản xuất sử dụng điện năng cũng tăng lên.
Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã quy hoạch 9 khu công nghiệp, với tổng diện tích đất công nghiệp khoảng 3.000 ha; 60 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.847,7 ha. Trong nhiệm kỳ đã thu hút được 344 dự án đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký hơn 111.284 tỷ đồng và 307,6 triệu USD. Do đó nhu cầu điện năng sẽ phụ thuộc vào lãnh vực sản xuất như các khu chế xuất, các khu công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Định năm 2020 đạt 48.104,3 tỷ đồng, trong đó công nghiệp chế biến đạt 46.270,2 tỷ đồng, đây là ngành sử dụng điện chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 95,5% giá trị toàn ngành công nghiệp. Bảng 2.1 cho thấy khi kinh tế phát triển, nhu cầu điện cũng tăng.
Bảng 2. 1. Nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế tại tình Bình Định giai đoạn 2010 -2020
Năm Điện năng
(MWh) GDP (nghìn tỷ) 2010 981.895.200 28.827,30 2011 1.084.960.590 30.220,60 2012 1.218.831.472 32.633,00 2013 1.241.026.152 34.322,30 2014 1.284.760.442 36.732,20 2015 1.366.433.913 36.753,60 2016 1.510.512.538 39.190,40 2017 1.662.139.422 41.822,60 2018 1.845.734.008 44.877,80 2019 2.048.543.268 47.957,00 2020 2.187.551.517 49.690,10
2.2.2. GDP bình quân đầu người
Khi mà xã hội ngày càng phát triển, GDP bình quân đầu người tăng lên tức là đời sống người dân ngày một tiện nghi và đầy đủ, các nhu cầu tiện ích sử dụng điện năng cũng tăng lên. Khi GDP bình quân đầu người giảm thì người dân có xu hướng ít mua sắm và sử dụng các thiết bị điện, hóa đơn tiền điện cũng giảm. Vì vậy, GDP bình quân đầu người và nhu cầu điện năng có mối quan hệ đồng biến.
Bảng 2.5 cho thấy mối liên hệ giữa GDP bình quân đầu người sử dụng điện cho tiêu dùng tại tình Bình Định giai đoạn 2010 -2020.
Bảng 2.2. GDP bình quân đầu người sử dụng điện cho tiêu dùng tại tình Bình Định giai đoạn 2010 -2020
Năm GDP bình quân đầu người
(triệu đồng) Quản lý tiêu dùng (Kw giờ)
2010 19,321 486.210.000 2011 24,019 487.140.210 2012 27,092 537.747.194 2013 29,876 569.047.077 2014 33,56 607.562.090 2015 35,352 654.064.099 2016 38,385 712.142.158 2017 41,27 747.062.440 2018 45,749 792.502.796 2019 55,4 873.008.333 2020 59,4 913.477.355
2.2.3. Giá bán điện
Giá bán lẻ điện tại một thời điểm cụ thể là như nhau đối với tất cả các hộ gia đình trên cả nước, và được áp dụng theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, giá điện áp dụng đối với hộ sinh hoạt theo biểu giá điện bậc thang (6 bậc thang) và giá điện tăng dần theo mức tiêu thụ điện năng, do vậy, giá điện bình quân và lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình có quan hệ cùng chiều.
Giá bán điện là một yếu tố ảnh hưởng khi khách hàng sử dụng điện, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tiêu dùng, tuy nhiên về mặt ngắn hạn giá bán điện tăng chưa ảnh hưởng lớn đến hành vi sử dụng điện của khách hàng vì đây là mặt hàng thiết yếu, về mặt dài hạn khách hàng có xu hướng tiết kiệm điện bằng cách mua các thiết bị điện có chế độ tiết kiệm điện và đầu tư vào nguồn năng lượng thay thế như lắp đặt điện mặt trời, do đó về lâu dài việc mua điện sẽ có xu hướng giảm bằng cách sử dụng nguồn năng lượng thay thế.
Tính đến cuối tháng 3/2020, Bình Định có khoảng 600 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt 5.200 kWp, lũy kế sản lượng điện phát lên lưới đạt 458.985 kWh. Từ năm 2017 đến năm 2020, tổng sản lượng điện mặt trời phát lên lưới điện đạt trên 2.309.000 kWh.
Công ty Điện lực Bình Định đã thanh toán sản lượng điện mua từ 244 khách hàng, với tổng số tiền 631 triệu đồng. Số hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà ở một số địa phương như thành phố Quy Nhơn, các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn... tăng nhanh. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống điện mặt trời, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, vừa bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.
Trong năm 2020, PC Bình Định đề ra kế hoạch phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 15 MWp. Nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng, công ty đã thực hiện các quy trình đấu nối, mua bán điện từ hệ thống
ĐMTMN, lắp đặt công tơ hai chiều miễn phí, chốt chỉ số điện năng, thanh toán tiền kịp thời cho khách hàng.
2.2.4. Dân số
Dân số Bình Định có chiều hướng gia tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 0,032%. Khi số lượng người tiêu thụ tăng lên thì số cầu về hàng hóa đó sẽ tăng, điều đó cho thấy dân số tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng nhu cầu tiêu thụ điện năng tại tỉnh Bình Định trong lĩnh vực quản lý tiêu dùng.
Bảng 2.3.Quan hệ giữa dân số và việc sử dụng điện cho tiêu dùng tại tình Bình Định giai đoạn 2010 -2020
Năm Dân số (triệu người) Quản lý tiêu dùng (Kw giờ)
2010 1.492.030 486.210.000 2011 1.498.226 487.140.210 2012 1.502.374 537.747.194 2013 1.509.304 569.047.077 2014 1.514.482 607.562.090 2015 1.487.640 654.064.099 2016 1.487.684 712.142.158 2017 1.487.719 747.062.440 2018 1.487.771 792.502.796 2019 1.486.918 873.008.333 2020 1.487.900 913.477.355
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2017 -2020)
2.3. Tình hình tiêu thụ điện năng tại Bình Định giai đoạn 2010-2020
2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình định giai đoạn 2010-2020
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thố của tỉnh trải dài 110 km theo huớng Bắc -
Nam, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Bình Định đuợc đánh giá là có vị trí chiến luợc quan trọng trong phát triến kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung, đuợc xem là một trong những cửa ngõ ra biến của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan kết nối qua các tuyến Quốc lộ 19. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30 km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ về đuờng hàng không của tỉnh, có khả năng đáp ứng đuợc nhiều loại máy bay cất và hạ cánh.
Theo kết quả Tống điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Bình Định tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 1.486.918 người; đứng thứ 20 cả nước; 4/14 tỉnh/thành phố thuộc Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; 2/5 tỉnh/thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là một trong những tỉnh đông dân của khu vực miền Trung, có điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho sự nghiệp phát triến kinh tế - xã hội. Dân số trung bình năm 2015 có 1.487,6 ngàn người và đến năm 2020 ước tính khoảng 1.487,9 ngàn người, dân tộc chủ yếu là Kinh, Bana, Hrê và Chăm.
Song hành với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyến dịch cơ cấu kinh tế thì quá trình phát triến, hình thành các đô thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2015 là 31,7% và đến năm 2020 ước tính đạt 40,3%.
Tổng sản phẩm địa phương
Tống sản phẩm địa phương theo giá so sánh 2010, năm 2015 đạt 36.753,6 tỷ đồng, đến năm 2020 ước tính đạt 50.127 tỷ đồng, bình quân mỗi năm GRDP đạt mức tăng trưởng 6,4%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,13%/năm, khu vực dịch vụ tăng 6,16%/năm và thuế sản phàm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%/năm.
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 chiếm 31,5%, đến năm 2020 giảm còn 27,6%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2015 chiếm 24,9%, đến năm 2020 đạt mức 28,6%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm năm 2015 chiếm 43,6%, đến năm 2020 đạt mức 43,8%.
Sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; bình quân mỗi năm giảm 0,8%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng 3,7%; bình quân mỗi năm tăng 0,7%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phàm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,2%.
Đánh giá chung, giai đoạn 2011 - 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá, quy mô kinh tế không ngừng mở rộng; cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp phát triến khá toàn diện và đạt mức tăng trưởng cao; thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triến của tỉnh; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. An sinh xã hội được bảo đảm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những thành tựu đạt được tạo tiền đề cho sự phát triến nhanh và bền vững trong những năm tới.
So với các tỉnh khu vực miền Trung, Bình Định nằm trong nhóm các tỉnh phát triến khá. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điếm, thành tựu đã đạt được, trên từng lĩnh vực còn những hạn chế, yếu kém cần sớm có giải pháp khắc phục.
2.3.2. Tình hình tiêu thụ điện năng tại Bình Định giai đoạn 2010-2021
2.3.2.1. Tình hình chung
Theo số liệu Công ty Điện lực Bình Định, sản lượng điện tiêu thụ giai đoạn 2010 – 2020 được nêu trong bảng 2.7
Bảng 2. 4. Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2010 -2020
Năm Tổng cộng (MWh) Tốc độ tăng trưởng (%) Chia ra Công nghiệp xây dựng Nông lâm thủy sản Thương nghiệp dịch vụ Quản lý và tiêu dùng Khác 2010 981.895.200 11,45 428.311,80 11.762,60 25.990,30 486.210,00 29.620,50 2011 1.084.960.590 10,50 513.625.622 18.333.571 29.467.122 487.140.210 36.394.065 2012 1.218.831.472 12,34 586.343.933 20.428.104 34.623.146 537.747.194 39.689.095 2013 1.241.026.152 1,82 574.975.363 21.385.854 36.203.728 569.047.077 39.414.130 2014 1.284.760.442 3,52 553.145.699 31.916.436 46.725.290 607.562.090 45.410.927 2015 1.366.433.913 6,36 562.205.037 33.670.775 62.389.619 654.064.099 54.104.383 2016 1.510.512.538 10,54 619.601.257 41.640.664 74.496.686 712.142.158 62.631.773 2017 1.662.139.422 10,04 717.090.351 48.023.499 82.793.575 747.062.440 67.169.557 2018 1.845.734.008 11,05 830.860.978 62.429.959 87.858.412 792.502.796 72.081.863 2019 2.048.543.268 10,99 931.314.065 74.346.629 96.196.753 873.008.333 73.677.488 2020 2.187.551.517 6,79 1.018.213.706 91.369.011 88.744.631 913.477.355 75.746.814
(Nguồn: Công ty Điện lực Bình Định)
Nhìn chung sản lượng điện thương phẩm tăng liên tục qua các năm, so với năm 2010 thì năm 2020 giá trị điện thương phẩm tăng hơn 2 lần, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 8.67%. Mặc dù sản lượng điện tăng liên tục nhưng chỉ số tăng trưởng điện năng qua các năm là khác nhau, năm 2012 là năm có chỉ số điện năng tăng cao nhất đạt 12,34%. Ta cũng nhận thấy rằng điện năng sử dụng cho Công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 50% giá trị tổng điện năng tiêu thụ, điều này cũng cho thấy khi kinh tế phát triển thì mức độ tiêu thụ điện năng cũng tăng và ngược lại.
2.3.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ điện giai đoạn 2010 - 2020
a) Về tiêu thụ điện trong ngành công nghiệp và xây dựng
Tỷ trọng điện tiêu thụ trong ngành công nghiệp trong cả giai đoạn 2011 - 2020 ở trong khoảng từ 43,62% đến 48,11%. Kinh tế-xã hội nước ta trong giai đoạn năm 2013 – 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kinh tế năm 2014 có nhiều biến động. Môi trường kinh tế tuy có thuận lợi hơn năm 2013, tuy nhiên, tăng trưởng chậm, không ổn định và mất cân đối. Kinh tế tỉnh Bình Định chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm 2013 ước tăng 8,56% (kế hoạch 8,5-9%), và Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) cả năm 2014 ước tăng 9,34% (kế hoạch 9-9,5%). Đây là giai đoạn phục hồi kinh tế của tỉnh, do đó trong thời gian này sản lượng điện tiêu thụ có sự tăng trưởng thấp.
b) Về tiêu thụ điện trong ngành nông lâm thủy sản
Bình Định là tỉnh nông nghiệp và có diện tích mặt biển lớn nhưng giá trị điện năng tiêu thụ của ngành chiếm thành phần có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ điện, chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp. Tiêu thụ điện năng ngày càng có xu hướng tăng dần từ năm 2010 đến năm 2020. Nhìn chung tiêu thụ điện trong nông nghiệp tăng giảm thất thường chủ yếu phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
c) Về tiêu thụ điện trong ngành thương nghiệp dịch vụ
Tiêu thụ điện trong ngành này chiếm tỷ trọng không lớn, điện năng chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch, và các khu trung tâm thương mại. Năm 2015 tiêu thụ điện trong ngành này bắt đầu tăng mạnh, điều này cũng thế hiện cho thấy nền kinh tế bắt đầu khôi phục (tăng 33,52%).
d) Về tiêu thụ điện trong Quản lý và tiêu dùng
Do dân số của tỉnh Bình Định khá cao (Theo kết quả Tống điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tỉnh Bình Định tại thời điểm 0 giờ ngày
1/4/2019 là 1.486.918 người; đứng thứ 20 cả nước) và mật độ dân số cũng cao (tỷ lệ dân số thành thị đến năm 2020 ước tính đạt 40,3%), vì vậy điện cung cấp cho quản lý và tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện, đứng thứ hai sau ngành công nghiệp và xây dựng và có xu hướng tăng liên tục, tăng trung bình 6,55%.
e)Về tiêu thụ điện trong các ngành khác
Kinh tế tỉnh Bình Định chủ yếu tập trung vào ngành Công nghiệp và xây dựng và quản lý tiêu dùng, đối với các ngành khác, điện sử dụng sản xuất chiếm tỷ lệ nhỏ và tương đương với ngành Thương nghiệp dịch vụ.
Kết luận: Qua kết quả khảo sát tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tình hình tiêu thụ điện năng tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2020 ta thấy:
+ Sản lượng điện tiêu thụ tại Bình Định phụ thuộc chủ yếu vào hai ngành chính đó là ngành công nghiệp-xây dựng và ngành quản lý tiêu dùng. Điều này có nghĩa là các nhân tố sau: giá trị sản lượng công nghiệp, GDP và dân số được xem là các nhân tố chính quyết định đến sản lượng điện năng tiêu thụ tại tỉnh Bình Định.
+ Khi tiến hành dự báo nhu cầu điện năng theo phương pháp đa hồi quy, chúng ta cần phải dựa trên kết quả dự báo của các nhân tố quyết định này. Các kết quả này có thể được xác định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
3.1. Xây dựng mô hình dự báo
Số liệu quan sát dùng để xây dựng các mô hình dự báo nhu cầu điện năng tại Bình Định:
Để dự báo được nhu cầu tiêu thụ điện năng theo từng ngành kinh tế của thành tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 thì cần phải có số liệu dự báo của từng biến độc lập sử dụng trong mô hình dự báo:
- Tổng sản phẩm quốc nội của ngành và toàn tỉnh Bình Định:
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Công văn số 4028 /EVN-KD ngày 15/07/2021), năm 2021, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục và tăng trưởng tích cực với GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%. Nhu cầu sử dụng điện trong thời kỳ kinh tế hồi phục tiếp tục tăng cao với mức tăng trưởng điện thương phẩm lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 8,28% (cùng kỳ 6 tháng 2020