Căn cứ vai trò, vị trí của Bình Định trong sự phát triển chung của

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Căn cứ vai trò, vị trí của Bình Định trong sự phát triển chung của

nước và mục tiêu phát triển KT-XH của Bình Định Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Có thể nói, những năm qua khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những động lực quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, góp phần không nhỏ trong việc phát triển thị trƣờng quốc tế và hội nhập, từ đó đóng góp cho ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cũng nhƣ đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nƣớc..

Hơn 30 năm qua phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế có vốn đấu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50 ngày 20 tháng 8 năm 2019 về định hƣớng đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 2030 và một lần nữa khẳng định, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đƣợc khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc, cũng nhƣ tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, các vủng này phải đảm bảo có khả năng đột phá để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc với tốc độ cao và bền vững, từ đó tạo điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân và

nhanh chóng đạt đƣợc sự công bằng xã hội trong cả nƣớc.

Tại tỉnh Bình Định, Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã họp phiên bế mạc và thông qua Nghị quyết Đại hội. Theo đó, tại Đại hội, tỉnh Bình Định đã nêu rõ phƣơng hƣớng phát triển: “[…] Phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của thiên tai; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển KT-XH gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung”.

Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và định hƣớng giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Bình Định cũng nêu rõ: “[…] Mở rộng không gian phát triển kinh tế, chủ động thu hút đầu tƣ”. Theo, Cục trƣởng Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, , sắp tới đây, dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều hơn. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bình Định để thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là Khu công nghiệp Becamex Bình Định. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cùng với sự hỗ trợ của Bộ, phía tỉnh Bình Định và nhà đầu tƣ Khu công nghiệp Becamex Bình Định cũng phải có sự chủ động để thu hút đầu tƣ.

Tổng thể quy hoạch phát triển chung của tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030 đã chỉ ra các lợi thế của tỉnh nhƣ: "Bình Định có lợi thế hạ tầng giao thông, kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại, với hệ thống cảng hàng không, cảng biển, đƣờng bộ, đƣờng sắt. Thêm vào đó, một lợi thế nữa là Khu kinh tế Nhơn Hội - một trong 08 khu kinh tế trọng điểm của cả nƣớc đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi đặc

biệt của Trung ƣơng. Đây là những điều kiện rất tốt để Bình Định nắm bắt cơ hội, hoạch định tƣơng lai phát triển kinh tế - xã hội một cách chủ động". Trên cơ sở các thế mạnh trên, tỉnh Bình Định cần phải xây dựng đƣợc nguyên tắc, tiêu chí riêng để phát triển. Trong đó, cần chú ý tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, định vị các lợi thế của mình để khai thác, phát huy lợi thế riêng có của tỉnh. Cần duy trì tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững. Phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh và tập trung huy động nguồn lực đầu tƣ cho đầu tƣ phát triển. Đảm bảo tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Phải phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh mẽ của khu vực miền Trung; trở thành trung tâm trung chuyển và dịch vụ cảng biển, dịch vụ xuất - nhập khẩu và công nghiệp chế tạo, logistics, vận tải, chế biến của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên cũng nhƣ trở thành trung tâm lớn của cả nƣớc về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thƣơng kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nƣớc vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch miền Trung với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ và hiện đại.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)