Những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3. Những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn của tỉnh Bình Định

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phƣơng trong nƣớc có thể rút ra cho Bình Định một số bài học sau đây:

- Tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, tiến hành cải cách hành chính tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI. Tiến hành mọi biện pháp nhằm cung cấp thông tin về cơ hội đầu tƣ, chính sách miễn, giảm thuế

đối với các dự án đầu tƣ…

- Công tác quy hoạch cần đi trƣớc một bƣớc, các dự án, lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ cần phải chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng để khi có nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ không phải chờ đợi, có thể xem xét chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ trong thời gian sớm nhất. Hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật tại các Cụm công nghiệp (CCN), KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nên chuẩn bị trƣớc mặt bằng sạch hoặc tiến hành nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm tránh làm mất “hứng thú” và cơ hội của nhà đầu tƣ trong huy động và giải ngân nguồn vốn của dự án. Thực tế tại Bình Định đã xảy ra trƣờng hợp dự án phải chấm dứt do công tác GPMB gặp trở ngại phải kéo dài, sau đó khi kinh tế thế giới và khu vực khủng hoảng, nhà đầu tƣ gặp khó khăn trong huy động vốn, có mặt bằng thì cơ hội đã trôi qua.

- Sớm xây dựng đƣợc quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo cơ sở quan trọng cho việc định hƣớng thu hút đầu tƣ. Đồng thời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ, lập danh mục dự án kêu gọi vốn FDI. Chính sách ƣu đãi đầu tƣ hƣớng tới chấm dứt tình trạng mọi dự án FDI đều đƣợc ƣu đãi nhƣ nhau, cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tƣ tiềm năng vào ngành, nghề lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích đầu tƣ, tạo rào cản kỹ thuật đối với những dự án công nghệ thấp không thân thiện với môi trƣờng. Triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ FDI. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả công tác tƣ vấn và xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cần có chính sách thu hút và đáp ứng yêu cầu của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs)

hàng đầu thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ với các TNCs cùng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ hấp dẫn. Cần tập trung vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trƣờng. Chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chƣơng 1 này đã trình bày các khái niệm, đặc điểm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, về doanh nghiệp có vốn dầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, cũng nhƣ tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp FDI đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ. Nêu rõ vai trò, chức năng của QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Ngoài ra, chƣơng này còn trình bày các nội dung của QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)