Nguyên tắc cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nguyên tắc cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

Cho vay là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của các Ngân hàng, phản ánh hoạt động đặc trƣng của Ngân hàng. Theo đó, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời, quay vòng vốn. Hoạt động cho vay của NHCSXH dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng theo mục đích nhƣ trong hợp đồng tín dụng quy định.

Cho vay có kế hoạch, có mục đích và có hiệu quả. Tức là, các đơn vị có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đều phải có kế hoạch, đơn xin vay gửi ngân hàng với đầy đủ các nội dung sau: số tiền vay, thời hạn sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay và tính hiệu quả của vốn vay ngân hàng. Trên cơ sở đó, Ngân hàng kiểm tra xem xét, nếu thấy đồng vốn vay ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế và trả nợ đúng hạn thì mới quyết định cho vay. Mặt khác trên cơ sở kế hoạch xin vay vốn của ngƣời xin vay bản thân ngân hàng phải xây dựng kế hoạch cho vay vốn của mình để chủ động trong việc đầu tƣ tín dụng.

Nguyên tắc đảm bảo cho khách hàng vay vốn có đủ vốn và vay vốn có kế hoạch. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn phát sinh ngoài kế hoạch, ngân hàng xét thấy cần thiết và hợp lý, cân đối với nguồn vốn của mình, có thể cho vay bổ sung cho ngƣời vay. Vốn vay phải sử dụng đúng cam kết và mục đích.

Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tập trung và huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, những ngƣời vay vốn của ngân hàng sau một kỳ hạn nhất định nào đó đều phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng, vì đó là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân hàng và là một cơ sở cho ngân hàng tiến hành hạch toán kinh doanh. Đến thời kì trả nợ mà ngƣời vay vốn không trả cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và đơn vị phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất thông thƣờng. Đồng thời nó đảm bảo sự thống nhất giữa vận động của vật tƣ hàng hóa và sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả. Với nguyên tắc này ngân hàng bảo toàn đƣợc vốn kịp thời đƣa vốn vào hoạt đông kinh doanh của mình, có thu để bù đắp chi và có lãi nhằm duy trì và phát triển hoạt động của bản thân ngân hàng.

1.2.1.1. Quy định cho vay

Với đặc thù là vốn vay ƣu đãi thƣờng đƣợc thực hiện theo các chƣơng trình, dự án quốc gia, do đó, các đối tƣợng đƣợc tiếp cận với vốn vay ƣu đãi là có giới hạn. Vì vậy, ngân hàng phải tùy theo quy định cụ thể của từng chƣơng trình để tiến hành xét duyệt đối tƣợng nào đƣợc xem là đối tƣợng phù hợp đƣợc vay vốn ƣu đãi, hay đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn ƣu đãi.

Trong các quy định đều có quy định cụ thể, tuy nhiên, để thực hiện tốt các quy định trên cũng nhƣ là hiểu đƣợc nội dung của quy định thì các cán bộ tín dụng phải đƣợc đào tạo và đƣợc tập huấn liên quan tới việc triển khai các quy định. Đối với chƣơng trình vay vốn dành cho hộ nghèo thì đối tƣợng quy định đƣợc vay vốn là hộ nghèo phải có địa chỉ cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng đƣợc uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã xác nhận theo danh sách 03/TD.

- Có tên trong danh sách hộ ƣu đãi tại xã, phƣờng theo chuẩn do Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội (LĐTB&XH) công bố từng thời kỳ.

hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là ngƣời ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ nghèo phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) NHCSXH trên địa bàn. Tiêu chuẩn hộ nghèo theo quy định của pháp luật

1.2.1.2. Lãi suất cho vay

Đối với các khoản vay từ nguồn vốn vay ƣu đãi, lãi suất thƣờng thấp hơn so với lãi suất trên thị trƣờng. Mục đích của việc hạ thấp lãi suất là khuyến khích các đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn tiếp cận vốn vay để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn trong quá trình hoạt động của mình. Lãi suất này linh hoạt đối với từng loại đối tƣợng và đối với từng khu vực đề đảm bảo tính phù hợp và phân phối nguồn vốn thích hợp cho phát triển xã hội.

Lãi suất càng thấp thì mức độ ƣu đãi đối với đối tƣợng đƣợc hƣởng mức lãi suất đó càng cao. Các chi nhánh ngân hàng chính sách không đƣợc điều chỉnh lãi suất đối với các đối tƣợng vay vốn mà bắt buộc phải tuân theo quy định đối với từng chƣơng trình.

Chi phí lãi vay phải đảm bảo sự phù hợp vì nếu lãi vay thấp quá thì nó sẽ làm giảm sự phấn đấu của đối tƣợng vay để trả lãi vay, nếu lãi vay cao quá thì đối tƣợng vay không thể vay vì không có khả năng trả lãi.

1.2.1.3. Mục đích cho vay

Đối với vay tín dụng ƣu đãi, các chƣơng trình cho vay tín dụng vốn ƣu đãi hƣớng tới các mục đích vay sau:

+ Đầu tƣ mua sắm các loại vật tƣ, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tƣ làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

+ Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh (SXKD) do cộng đồng ngƣời lao động sáng lập và đƣợc chính quyền địa phƣơng cho phép.

1.2.1.4.. Mức vốn cho vay

Mức vốn vay có ảnh hƣởng quan trọng tới đối tƣợng vay vốn. Đối với các mục đích vay khác nhau thì quy định định mức tối đa đƣợc vay khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo tránh lãng phí trong quá trình sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, các đối tƣợng khác nhau nếu điều chỉnh mức vốn vay khác nhau cũng tác động vào việc phân phối nguồn vốn ƣu đãi này.

1.2.1.5. Thời hạn vay

Thời hạn cho vay đƣợc chia làm hai loại vay trung hạn và vay ngắn hạn: - Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng (01 năm).

- Cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).

Ngân hàng chính sách xã hội và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Mục đích sử dụng vốn vay của ngƣời vay; Chu kỳ sản xuất, kinh doanh đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Khả năng trả nợ của hộ vay; Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

Việc quyết định lựa chọn thời hạn vay nhƣ thế nào sẽ phụ thuộc vào mục đích vay của đối tƣợng vay, phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ gốc của đối tƣợng. Tuy nhiên, yếu tố chính để xem xét thời hạn vay thƣờng là mục đích vay và thời gian thu hồi vốn sau khi sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)