Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Một số giải pháp khác

a. Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông và dạy nghề cho người nghèo:

nghèo có hạn nên đồng vốn vay thƣờng đƣợc sử dụng kém hiệu quả. Ngƣời nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, về thị trƣờng... Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chƣơng trình khuyến nông và dạy nghề cho ngƣời nghèo sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tƣ, giúp ngƣời nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn.

b. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội với NHCSXH:

Thực hiện chủ trƣơng giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, do đó phải có sự hoạt động đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các dự án, chƣơng trình lớn mà bản thân một ngành, một tổ chức không thể giải quyết đƣợc. Do vậy, cần tăng cƣờng mối quan hệ chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phƣơng, nhất là ở cấp cơ sở xã, phƣờng... với NHCSXH để cùng thực hiện mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nƣớc.

c. Tiến tới cung ứng vốn cho hộ nghèo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước:

Mặc dù mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận, có thể cho vay theo lãi suất ƣu đãi nhƣng vẫn phải hạch toán kinh tế đầy đủ, phải kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán chặt chẽ, lấy thu nhập bù đắp đủ chi phí, bảo toàn và mở rộng vốn để phát triển. Bao cấp qua tín dụng cho hộ nghèo là phƣơng thức hoàn toàn không phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Bản thân việc bao cấp qua tín dụng sẽ đẩy ngƣời nghèo đến chỗ ỷ lại không chủ động tính toán, cân nhắc khi vay

và không nỗ lực sử dụng vốn có hiệu quả.

Thực hiện cho vay theo cơ chế thị trƣờng (cho vay theo lãi suất dƣơng) có ƣu đãi chút ít sẽ là động lực thúc đẩy tính năng động, buộc ngƣời vay phải tính toán số tiền cần vay bao nhiêu, sử dụng đúng và hiệu quả vốn vay, tiết kiệm trong chi tiêu để có tiền trả nợ. Từ đó giúp họ tập dần với việc hạch toán kinh tế. Nhƣ thế thì sự tồn tại và phát triển của NHCSXH mới ổn định lâu dài, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)