Nội dung quản lý nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung quản lý nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hộ

xã hội đối với hộ nghèo

1.3.1. Lập và phân bổ nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo

Lập kế hoạch huy động và cho vay phải đƣợc xây dựng căn cứ vào tình hình thực hiện năm trƣớc, khả năng huy động vốn có thể, kế hoạch xoá đói

giảm nghèo của địa phƣơng (Kế hoạch dài hạn có chia ra các năm và thông báo chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra quý của cấp trên). Việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay của NHCSXH thƣờng căn cứ chủ yếu vào thực tế cho vay hàng năm và căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản sau:

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý vốn vay hộ nghèo - Lập kế hoạch cho vay đối với hộ nghèo: Tổng số vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định; số vốn từ trung ƣơng; số vốn từ ngân sách tỉnh; số vốn huy động, tiết kiệm; tỷ trọng vốn; số vốn cho hộ nghèo; số vốn phục vụ giải quyết việc làm; số vốn hỗ trợ học sinh, sinh viên; số vốn cho vay lao động nƣớc ngoài; số vốn phục vụ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng.

- Tổ chức thực hiện đối với hộ nghèo: Quy trình cho vay của ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bình Định; doanh số cho vay; số lƣợt hộ vay; bình quân 1 hộ vay; doanh số thu nợ; dƣ nợ cho vay hộ nghèo; số hộ còn dƣ nợ; dƣ nợ bình quân; phƣơng thức cho vay; lãi suất cho vay; thời gian vay vốn; mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn.

- Kiểm tra giám sát đối với hộ nghèo: Kiểm tra đối tƣợng cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay; kiểm tra đối chiếu nợ công khai; thời gian thu hồi vốn vay; thu lãi,...

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm:

Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn cho vay =

Tổng nguồn vốn cho vay năm nay

x 100% Tổng nguồn vốn cho vay năm trƣớc

Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay =

Tổng doanh số cho vay năm nay

x 100% Tổng doanh số cho vay năm trƣớc

Dƣ nợ cuối kỳ = Dƣ nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi.

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Dƣ nợ quá hạn cuối kỳ

x 100% Tổng dƣ nợ cuối kỳ

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo * Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội:

Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH; tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Số hộ nghèo đƣợc vay vốn của NHCSXH: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lƣợng đối với công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH; bằng số hộ nghèo đƣợc vay vốn NHCSXH trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn mực đƣợc công bố.

- Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của công tác cho vay đối với hộ nghèo. Hộ thoát nghèo nhờ vay vốn từ NHCSXH là hộ sau khi đƣợc vay và sử dụng vốn NHCSXH có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vƣơn lên hoà nhập với cộng đồng.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đƣa các loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi nền sản xuất từ tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo đƣợc thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.

- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD nhƣ thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu đƣợc lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngƣợc lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trƣờng hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhƣng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của ngƣời vay. Trƣờng hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chƣa đủ.

- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng đƣợc đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận đƣợc tăng lên, mức sống hộ nghèo đƣợc cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt.

Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của ngƣời vay đƣợc nâng lên. Ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận đƣợc với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.

- Số hộ thoát nghèo là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngƣỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo lập theo từng năm.

1.3.2. Quản lý quy trình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo

Quy trình cho vay ƣu đãi theo quy định của NHCSXH bao gồm các bên: NHCSXH; Hộ ƣu đãi vay vốn; tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV); tổ chức Chính trị - Xã hội (CTXH) cấp xã và UBND cấp xã đƣợc mô tả hoạt động theo một quy trình thống nhất, trong đó quy định cụ thể theo từng bƣớc.

Bao gồm 8 bƣớc tổ chức thực hiện nhƣ hình 1.1.

Bước 1: Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV khi có nhu cầu vay vốn, ngƣời vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kiêm phƣơng án sản xuất và khế ƣớc nhận nợ theo mẫu của NHCSXH gửi cho Tổ TK&VV. Khi giao dịch với Ngân hàng, ngƣời vay hoặc ngƣời thừa kế hợp pháp phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD kèm giấy đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận và phê duyệt danh sách.

Bước 3: Tổ TK&VV thông qua tổ chức chính trị xã hội (CTXH) gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

danh sách hộ đƣợc vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến ngƣời vay.

Việc cho vay ƣu đãi theo mục tiêu các chƣơng trình nhằm phân định rõ đối tƣợng và hiệu quả cũng nhƣ tồn tại hạn chế của từng chƣơng trình giúp cho quá trình quản lý hoạt động cho vay phát huy đƣợc những mặt mạnh để đƣa ra những giải pháp tối ƣu nhất trong công tác cho vay ƣu đãi. Nhƣng bên cạnh đó trong công tác cho vay ƣu đãi theo mục tiêu các chƣơng trình, có những chƣơng trình độ rủi ro cao, khó thu hồi nhƣ cho vay HSSV, cho vay

XKLĐ nhƣng với nhu cầu của đối tƣợng vay có đủ điều kiện thì việc cho vay các chƣơng trình này không thể từ chối cho vay, thì việc tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm giúp các đối tƣợng có nguy cơ rủi ro cao để tìm cho họ có điều kiện, có cơ hội để đầu tƣ phát triển sản xuất, có khả năng trợ nợ vốn vay thì không chỉ riêng cơ quan ngân hàng mà cần có sự vào cuộc của các tổ chức.

* Đối với cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông, ngoài các quy định nhƣ cho vay hộ nghèo thông thƣờng, còn có một số điểm quy định cụ thể nhƣ sau:

- Chủ hộ đứng tên vay là bố, mẹ hoặc ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng hợp pháp vay để chi phí học tập cho con mình (kể cả con nuôi theo pháp luật)

- Mỗi năm 1 lần vào đầu năm học, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn Mẫu số 01/TD số tiền xin vay cho cả năm học đó, nộp tổ TK&VV để Tổ họp bình xét công khai và lập danh sách Mẫu số 03/TD…

- Thời hạn cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ.

Thời gian ân hạn: Tính từ ngày hộ vay nhận món vay đầu tiên cho đến khi ngƣời con kết thúc cấp học kể cả năm học lƣu ban (nếu có). Trƣờng hợp hộ vay có nhiều con theo học thì thời gian ân hạn đƣợc xác định theo số năm của ngƣời con đang theo học ở cấp học có số năm dài nhất. Trong thời gian ân hạn, hộ nghèo chƣa phải trả gốc, nhƣng phải trả lãi tiền vay.

Thời gian trả nợ: Tối đa bằng số năm đƣợc NHCSXH cho vay vốn trong thời gian học tại cấp học đó (tiểu học là 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).

- NHCSXH phân kỳ thu nợ gốc một năm 1 lần, kỳ thu nợ gốc đầu tiên sau 1 năm kể từ khi kết thúc cho vay đối với học sinh đó.

- Số tiền thu nợ gốc mỗi kỳ ít nhất bằng số tiền cho vay bình quân một năm trong thời gian ân hạn.

- Hiện nay, NHCSXH thu lãi định kỳ hàng tháng theo Biên lai.

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình cho vay hộ nghèo

* Quy trình được thực hiện theo hệ thống như sau:

- Tại tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) Tổ trƣởng tổ TK&VV là cầu nối và là nơi truyền tải nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đến các hộ nghèo nhƣ sau:

+ Tổ trƣởng hƣớng dẫn các hộ nghèo ra nhập tổ TK&VV.

+ Tổ trƣởng hƣớng dẫn hộ vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) đƣợc ngân hàng cung cấp tuy nhiên do rất nhiều hộ vay thƣờng viết hộ đơn vay vốn và không trực tiếp ký vào giấy đề nghị vay vốn dẫn đến chữ ký tại hồ sơ và thực tế không khớp nhau dẫn đến ngân hàng không giải ngân đƣợc làm

Hộ nghèo Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã (7) (2) (3) (4) (8) (5) (6) (1)

ảnh hƣởng đến việc mục tiêu phát triển kinh tế của hộ vay đồng thời làm ảnh hƣởng kế hoạch tín dụng của tổ.

+ Tổ trƣởng tiến hành họp tổ (mẫu số 10C/TD) để bình xét cho vay dựa vào các quy định hiện hành của ngân hàng để xem xét về mức vay, mục đích vay vốn, thời gian đề nghị xin vay. Việc bình xét cho vay đƣợc thực hiện công khai dân chủ có sự tham gia của trƣởng khu, lãnh đạo hội đoàn thể.

Thực tế cho thấy việc bình xét cho vay tại các tổ đều thực hiện đúng quy trình nhƣng cũng có tổ thực hiện không tốt việc bình xét cho vay nhƣ xét duyệt vay không đúng đối tƣợng, thời gian vay không hợp lý, mục đích xin vay không đúng với thực tế. Cá biệt có trƣờng hợp vay ké nhau dẫn đến thất thoát nguồn vốn là cũng là nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn.

+ Tổ trƣởng lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) để trình hội đoàn thể và UBND xã xác nhận về đối tƣợng vay, số vốn xin vay, mục đích vay vốn và thời gian xin vay. Danh sách này là cơ sở để NHCSXH xem xét cho vay vì vậy UBND xã chịu hoàn toàn trách nhiệm về đối tƣợng vay vốn tại địa phƣơng.

- Tại NHCSXH: Khi nhận đầy đủ hồ sơ của Tổ TK&VV (mẫu số 01/TD, mẫu số 10C/TD, mẫu số 03/TD) thì cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ nhƣ sau:

+ Phát sổ vay vốn cho tổ trƣởng tổ TK&VV để tổ trƣởng viết sổ căn cứ vào đơn xin vay vốn của hộ vay (mẫu số 01/TD).

+ Phê duyệt danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) mà tổ trƣởng gửi lên đồng thời thông báo tới UBND xã về kết quả phê duyệt và lịch giải ngân của ngân hàng.

- Tại UBND xã: Sau khi nhận thông báo phê duyệt (mẫu số 04/TD) của ngân hàng thì UBND xã thông báo cho hội đoàn thể.

điểm và thời gian giải ngân để tổ TK&VV thông báo cho các hộ vay. Phối hợp cùng ngân hàng chứng kiến việc giải ngân đến ngƣời vay.

- Đối tƣợng khách hàng: Hộ nghèo: Là những hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phƣờng, thị trấn) theo tiêu chuẩn quy định do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

1.3.3. Quản lý phương thức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo

Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay vốn theo quy định Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cho vay vốn của NHCSXH thông qua phƣơng thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến ngƣời vay; việc cho vay căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Với phƣơng thức cho vay nhƣ vậy nhằm tạo ra bộ máy quản lý, điều hành đƣợc gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm chi phí nhƣng vẫn đảm bảo việc đƣa vốn đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng chính sách đƣợc kịp thời.

Ở những nơi không có chi nhánh NHCSXH thì có thể thực hiện uỷ thác thông qua các tổ chức tín dụng hoặc uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội, tuy nhiên các tổ chức này đều phải thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là một tổ chức đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện của những ngƣời nghèo có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn, hoạt động theo quy ƣớc của Uỷ ban nhân dân xã chấp nhận cho hoạt động. Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành.

Thông qua phƣơng thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội với hàng vạn ngƣời từ Trung ƣơng đến cơ sở để chuyển tải nguồn vốn của Nhà nƣớc đến hàng triệu ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, giúp đỡ họ biết sử

dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)