Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với đoàn tncs hồ chí minh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)

TẠI HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra

2.2.2.1. Hạn chế

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo của Huyện ủy Phù Mỹ đối với công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn, bên cạnh những kết quả đạt được, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như:

Thứ nhất, trong lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục

Huyện ủy chưa xây dựng được nhiều nghị quyết, kế hoạch chuyên đề riêng về công tác thanh niên, chỉ khi Tỉnh ủy có nghị quyết, thì Huyện ủy mới ban hành Kế hoạch để thực hiện nghị quyết đó. Các nghị quyết về công tác thanh niên chưa thể hiện một cách rõ nét, sâu sắc những vấn đề bức xúc của thanh niên, những tồn tại của địa phương, chưa tính toán đầy đủ các yếu tố, chưa lường hết hạn chế, trở ngại của địa phương.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong việc chấp hành các nghị quyết, chủ trương về công tác thanh niên ở một số Đảng ủy chậm được đổi mới. Việc nắm bắt dư luận xã hội, dư luận trong cơ quan, tổ chức, dự báo định hướng tư tưởng khi thực hiện những nội dung của công tác thanh niên, nhất là những địa phương phức tạp, nhạy cảm chưa kịp thời, thậm chí còn có nơi thiếu quan tâm tổ chức sinh hoạt tư tưởng cho thanh niên.

Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức lối sống, truyền thống dân tộc cho thanh niên mà chủ yếu giao cho tổ chức Đoàn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên còn nặng về thuyết giảng, hình thức đã được đổi mới nhưng chưa toàn diện.

Việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Ðảng về công tác thanh niên còn chậm; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với công tác thanh niên... Việc định hướng các kênh

thông tin chính thống trên mạng xã hội có lúc có nơi chưa kịp thời.

Công tác nắm bắt diễn biến tư tưởng có lúc chưa hiệu quả; tính tương tác trong các hoạt động giáo dục chưa cao; việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác giáo dục của Đoàn còn hạn chế. Các hoạt động còn hạn chế, tính tự giác của đoàn viên, thanh niên chưa cao, vẫn còn một bộ phận thanh niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dẫn đến tỷ lệ thanh niên vi phạm pháp luật còn cao.

Thứ hai, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị

Cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm lo, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện. Chưa có nhiều thiết chế để tạo sân chơi cho thanh niên. Điều kiện cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện, kinh phí… phục vụ hoạt động của Đoàn Thanh niên và phong trào thanh thiếu nhi chậm được đầu tư, nâng cấp và thiếu. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh niên ở một số địa phương chậm được cấp ủy xem xét, giải quyết. Việc kêu gọi đầu tư để giải quyết việc làm cho thanh niên chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thanh niên.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy một số địa phương, đơn vị đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chưa sâu sát, chặt chẽ và thường xuyên; Ban Thường vụ cấp ủy nhiều đơn vị chưa thực hiện chế độ làm việc định kỳ để nghe Đoàn Thanh niên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao năm trước và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ năm tiếp theo. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa Đoàn Thanh niên với chính quyền và các ngành, đoàn thể nhiều nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, trong lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ Đoàn để có được một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, độ tuổi có tính kế thừa để đáp ứng yêu cầu còn bị động, chắp vá, có nơi còn tình trạng “hụt hẫng”. Chưa thực sự coi trọng đến cán bộ làm công tác Đoàn. Cán bộ Đoàn

hết tuổi chưa kịp thời bố trí. Việc phân công cán bộ phụ trách công tác thanh niên không theo quy hoạch còn diễn ra phổ biến, nhất là ở cơ sở; một số địa phương phân công, bố trí cán bộ Đoàn chưa chú trọng đến tố chất, năng khiếu, kỹ năng công tác thanh niên nên trong thực tế chưa phát huy hiệu quả.

Thứ tư, trong lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên; chưa thường xuyên, kịp thời đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Ðảng về công tác thanh niên, tính chiến đấu, tính giáo dục trong kiểm tra, giám sát chưa cao; hiệu quả kiểm tra, giám sát có mặt còn hạn chế.

Bên cạnh các hạn chế trên, một trong những thực trạng cần đặc biệt quan tâm là: Một số phong trào và hoạt động của Đoàn Thanh niên trong huyện chưa đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh niên trong tình hình mới; thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong lao động và học tập; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ hội tìm việc làm của một bộ phận thanh niên còn hạn chế; việc tập hợp các tầng lớp thanh niên, đặc biệt là thanh niên địa bàn dân cư, thanh niên công nhân chưa đáp ứng yêu cầu. Các phong trào của thanh niên phát triển không đều ở các địa phương, một số phong trào chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả nhưng chưa được triển khai, nhân rộng.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn chậm nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực tác động đến thanh thiếu niên. Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, một số hoạt động còn dàn trải, nặng về hình thức. Một số phong trào chỉ mới thu hút đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững.

Thứ hai, chất lượng tổ chức đoàn cơ sở trên địa bàn dân cư, nhất là khu vực nông thôn, còn yếu. Một bộ phận tổ chức Đoàn chưa bắt nhịp kịp với những thay đổi nhanh chóng trong nhận thức, đời sống của thanh niên. Một số cấp ủy, tổ chức đoàn thiếu quan tâm tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chưa đầu tư đúng mức cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đảng viên mới, đặc biệt là trong học sinh, thanh niên ưu tú; số lượng đảng viên là học sinh, thanh niên tiên tiến thấp và không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn. Để xảy ra những vấn đề đáng lo ngại này “có trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức đoàn”1.

Thứ ba, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng đúng mức; thiếu chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng người tài; quá trình thực hiện Chương trình phát triển thanh niên còn bất cập. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ Đoàn có năng lực khi hết tuổi còn nhiều bất cập, nhất là ở cơ sở. Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn ở nhiều nơi, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu của thanh niên do đó chưa thu hút mạnh mẽ cũng như tập hợp đông đảo các đối tượng thanh thiếu niên tham gia vào các phong trào hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Chất lượng hoạt động đôi lúc còn yếu kém, chưa mang tính đột phá, nhất là ở cơ sở. Cán bộ Đoàn, Hội ở một số địa phương, đơn vị năng lực còn yếu, thiếu nhiệt tình trong quản lý và tổ chức hoạt động. Hơn thế nữa, việc phối hợp của MTTQ và các đoàn thể tại địa phương có lúc không chặt chẽ, nên không tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên; công tác phối hợp tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trong gia đình, nhà trường và xã hội còn chưa gắn kết.

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với đoàn tncs hồ chí minh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)