Kết quả hoạtđộng giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 63 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Kết quả hoạtđộng giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Trong 05 năm qua, căn cứ quy định của pháp luật và hướng dẫn của UBMTTQVN các cấp về GS và PBXH, đặc biệt là thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của

MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; “Quy định về việc

MTTQVN, các đoàn thể CT – XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng

Đảng, xây dựng chính quyền”. UBMTTQVN các cấp trong huyện xác định

đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nên đã tích cực chủ động tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đồng thời chủ trì phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức CT - XH và các cơ quan liên quan để lựa chọn nội dung, đối tượng và hình thức phù hợp triển khai các hoạt động giám sát đạt nhiều kết quả quan trọng.

2.2.1.1. Đối với hoạt động giám sát

UBMTTQVN các cấp trong huyện, bên cạnh sự hướng dẫn, giúp đỡ UBMTTQVN tỉnh về thực hiện giám sát, UBMTTQVN các cấp trong huyện còn chủ động tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng các chương trình, kế hoạch giám sát có tính chất trọng điểm trên địa bàn toàn huyện. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát, UBMTTQ huyện chỉ rõ, đánh giá đúng những ưu điểm, kết quả đạt được. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, để kiến nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Trong 5 năm (2014 - 2019), UBMTTQVN huyện đã tổ chức 28 cuộc giám sát với 32 đơn vị với nội dung giám sát như: giám sát việc thực hiện

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định 45/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở chính quyền địa phương; giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp trong các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện; giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện Quyết định số 755, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ... Ngoài ra, UBMTTQVN huyện phối hợp với Thường trực HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định và chương trình giám sát hàng năm của HĐND huyện [57, tr.8-9].

Trong giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của cấp ủy, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị các cấp. UBMTTQVN các cấp trong huyện tổ chức được 15 cuộc giám sát thông qua việc nghiên cứu báo cáo của các đối tượng được giám sát; chủ trì thành lập Đoàn giám sát chuyên đề 33 đoàn giám sát trong đó cấp huyện 15 đoàn (45 cuộc), cấp xã 18 đoàn (54 cuộc) và tham gia phối hợp với Thường trực HĐND các Ban của HĐND, Viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban, ngành liên quan thực hiện 21 cuộc giám sát liên ngành.

Nội dung giám sát tập trung vào các lĩnh vực như: Bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCĐ; kết quả thực hiện quy định mức khoán kinh phí hoạt động của UBMTTQVN và các đoàn thể xã, thị trấn trên địa bàn huyện; kết quả triển khai thực hiện “Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng” đối với các xã, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; kết quả thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở; công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn

thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của UBND các cấp; công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại một số doanh nghiệp.

Ngoài ra, UBMTTQVN cấp xã tăng cường hoạt động giám sát thông qua tổ chức và hoạt động của Ban TTND (được thành lập ở xã, thị trấn) và Ban GSĐTCĐ (được thành lập theo từng công trình, dự án đầu tư). Các Ban TTND và Ban GSĐTCĐ phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở tăng cường giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã. UBMTTQVN cấp xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn. Đến nay, toàn huyện có 18/18 xã, thị trấn đều có Ban TTND và Ban GSĐTCĐ với 135 ủy viên, đã giám sát 157 cuộc giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND và 681 cuộc giám sát thông qua hoạt động của Ban GSĐTCĐ với nội dung như giám sát đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương, trạm y tế xã, trường học, xây dựng nhà văn hóa... đã kiến nghị, đề nghị UBND, chủ đầu tư, đơn vị thi công điều chỉnh việc quản lý, làm đúng quy trình kỹ thuật để nâng cao chất lượng công trình; qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra, giám sát” [57, tr.10].

Năm 2015, hoạt động giám sát, kiểm tra của UBMTTQVN huyện được đẩy mạnh; xây dựng chương trình giám sát năm 2015 theo Quyết định 217 của Bộ chính trị, UBMTTQVN huyện đã phối hợp với Thường trực HĐND, các ban HĐND huyện giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND huyện ở một số xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Ban Thường trực Mặt trận huyện phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân huyện kiểm tra, giám sát công tác tạm giữ, tạm giam tội phạm theo định kỳ tại Công an huyện và duy trì

thực hiện tốt chương trình liên tịch giữa UBMTTQVN huyện với Viện Kiểm sát nhân dân huyện [58, tr.4]. Bên cạnh đó, Ban GSĐTCĐ thường xuyên duy trì và hoạt động ngày càng tiến bộ, có hiệu quả thiết thực, xây dựng kế hoạch tiến hành giám sát 201 công trình xây dựng như: trụ sở làm việc, trường học, đường bê tông, kênh mương nội đồng… đã đem lại kết quả và tác dụng thiết thực. Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ qui định, chú trọng giám sát việc thực hiện Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về thực hiện qui chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, qui chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện các chế định “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hương ước, qui ước ở khu dân cư [58, tr.5].

Trong năm 2016, UBMTTQVN và các đoàn thể CT - XH, Ban Thường trực Mặt trận huyện đã xây dựng Kế hoạch giám sát 02 nội dung, với 8 cuộc giám sát:

+ Giám sát việc thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 về

Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

+ Giám sát việc thực hiện Quyết định số 45/QĐ-UB ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về “Ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn”

Thực hiện giám sát nội dung 1 ở 04 xã (Cát Khánh, Cát Tài, Cát Tân và Cát Nhơn); nội dung 2 ở 04 xã (Cát Hưng, Cát Tường, Cát Hiệp và Cát Thắng) [60, tr.5]. Kết quả giám sát thực hiện Pháp lệnh 34, các xã đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng chương trình công tác, phân công các thành viên Ban chỉ đạo. Tổ chức triển khai, thực hiện những nội dung “dân biết, dân

định, cải cách thủ tục hành chính, tạo được niềm tin trong nhân dân. Ban TTND thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ qui định, chú trọng giám sát việc thực hiện Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện qui chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc giám sát thực hiện Quyết định 45, các xã cơ bản thực hiện đúng quy định, chứng từ chi thể hiện rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, các xã còn có những tồn tại: Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh 34 của xã chưa kịp thời kiện toàn, củng cố; chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện chương trình của Ban đề ra; việc tuyên tuyền chưa thường xuyên sâu rộng trong nhân dân. Chưa tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện. Việc phổ biến Quyết định 45 của UBND tỉnh ở các xã chưa sâu rộng trong cán bộ thôn, Ban công tác Mặt trận, đoàn thể CT – XH ở thôn, do đó dẫn đến việc chi và quyết toán sinh hoạt phí ở thôn chưa đảm bảo. Một số xã chưa hỗ trợ tiền mua BHYT cho các chức danh ở thôn theo quy định [60, tr.6]. Cũng trong năm 2016, Ban GSĐTCĐ đã tiến hành giám sát 147 công trình xây dựng như: trụ sở làm việc, trường học, đường bê tông, kênh mương nội đồng… đã đem lại kết quả và tác dụng thiết thực.

Năm 2017, thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường trực UBMTTQVN huyện làm trưởng đoàn tổ chức giám sát 03 nội dung ở 12 đơn vị:

+ Giám sát việc thực hiện Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận, các tổ chức Chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn đối với xã Cát Trinh, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thành.

phương tại các xã Cát Hải, Cát Khánh, Cát Tài, Cát Hanh.

+ Giám sát việc thực hiện các Quy định Pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp trong các Công ty, Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện (Công ty nội, ngoại thất Gia Hân, Công ty sản xuất và thương mại Hoàng Gia, Công ty Gia Vinh, Công ty Thành Luân) [73, tr.14].

Nhìn chung, các đơn vị được giám sát thực hiện tốt công tác phối hợp với đoàn giám sát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giám sát, các nội dung trong cuộc giám sát thực hiện cơ bản tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: việc thực hiện các chế độ, chính sách theo Quyết định 45 của UBND tỉnh ở một số địa phương thực hiện chưa đảm bảo, việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đoàn thể ở thôn chưa đảm bảo đúng mức; số lượng công nhân, lao động trong các công ty tham gia các loại hình bảo hiểm còn thấp so với tổng số lao động, công tác phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại ở một số địa phương chưa chính xác, khoa học; một số cán bộ, công chức tiếp dân còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa được nhân dân hài lòng... Kết thúc đợt giám sát, UBMTTQVN huyện thông báo kết quả giám sát và kiến nghị gửi các đơn vị được giám sát và gửi Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. Ban Thường trực Mặt trận huyện tiếp tục giám sát việc khắc phục những tồn tại của các đơn vị qua kiến nghị của Mặt trận đã thông báo.

Bên cạnh đó, Ban Thường trực Mặt trận xã, thị trấn đã tiến hành giám sát 26 cuộc 3 nội dung. Điển hình như tại xã Cát Minh, MTTQ tham gia giám sát thể hiện rõ qua sự phối hợp tổ chức giám sát 6 công trình xã đầu tư và 91 công trình “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”. Ông Nguyễn Đình Thảo, Chủ tịch UBMTTQVN xã Cát Minh, cho biết “Mặt trận tổ quốc huyện đã xây dựng phương hướng phối hợp, thống nhất hành động và có đội ngũ cán bộ mặt trận thôn đáp ứng được nhiệm vụ nên các cuộc vận động, các phong trào, các chương trình, dự án kinh tế- xã hội của các ngành, đoàn thể, các tổ chức

kinh tế đều đạt kết quả cao”. Xã Cát Minh đã vận động xây dựng được 91 tuyến đường với tổng chiều dài 14,8 km, tổng kinh phí trên 7,1 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 5,5 tỉ đồng; tháo dỡ 1.216 m hàng rào, cây cối hoa màu; hiến 4.214 m2 đất xây dựng đường. Hiện nay, toàn xã có 80% đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa. Thông qua giám sát đã kiến nghị, đề nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công điều chỉnh việc quản lý, làm đúng quy trình kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng công trình [29].

Ngoài ra, Ban GSĐTCĐ tiến hành giám sát 165 công trình xây dựng như: trụ sở làm việc, trường học, đường bê tông, kênh mương nội đồng… đã kịp thời phát hiện những sai sót, góp phần nâng cao chất lượng công trình và hoàn thành đúng thời gian [66, tr.6].

Năm 2018, thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế GS và PBXH của MTTQVN và các đoàn thể CT - XH, Ban Thường trực Mặt trận huyện xây dựng Kế hoạch giám sát: (1) việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện Quyết định số 755, ngày 20/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Cát Sơn và Cát Lâm; (2) Giám sát việc thực hiện các quy định Pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và môi trường lao động trong các Công ty, Doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn huyện; (3) Giám sát việc thực hiện Quyết định 45/2013/QD-UBND tỉnh ở 03 xã Cát Khánh, Cát Hanh và Cát Tân; (4) gián sát việc thực hiện các Quy định pháp luật về BHYT toàn dân ở 03 xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Nhơn [72, tr.4].

Qua giám sát một số diện tích đất ở, đất trồng lúa của đồng bào dân tộc chưa làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nước sinh hoạt còn thiếu, hệ thống nước sinh hoạt xây dựng cho đồng bào dân tộc ở thôn Đại Khoang (xã Cát Lâm) bị nhiễm phèn, mặn không sử dụng được, tỉ lệ

hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao (Cát Sơn: 69,25%; Cát Lâm: 100%), việc lấn chiếm đất rừng còn diễn ra, UBND các xã chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Việc thực hiện Quyết định 45 của UBND tỉnh ở các xã chưa sâu rộng và liên tục. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT chưa thường xuyên, tỷ lệ người dân ở các xã tham gia BHYT chưa đạt tỷ lệ theo Quyết định của UBND huyện Phù Cát, một số cơ sở y tế chưa hướng dẫn cụ thể cho người bệnh về thẻ BHYT khi gặp sai xót, thái độ khám chữa bệnh của một số cán bộ y tế chưa tốt làm cho người dân chưa hài lòng. Ban GSĐTCĐ hoạt động có hiệu quả, xây dựng kế hoạch tiến hành giám sát 93 công trình xây dựng như: trụ sở làm việc, trường học, đường bê tông, kênh mương nội đồng… đã đem lại kết quả và tác dụng thiết thực.

Năm 2019, Ban Thường trực UBMTTQVN huyện đã chủ trì tổng hợp các nội dung giám sát, phản biện xã hội của UBMTTQ và các đoàn thể CT – XH cùng cấp, trao đổi thống nhất với HĐND, UBND cùng cấp, trình Ban Thường vụ Huyện ủy. Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Thường trực UBMTTQVN huyện xây dựng các kế hoạch giám sát 03 nội dung: việc thực hiện các quy định pháp luật về chính sách BHYT toàn dân đối với UBND các xã trong huyện; giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động trong các công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện; giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật trong bảo vệ môi trường [78, tr.6-7]. Theo đó, đã tiến hành giám sát theo 3 nội dung, với 14

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)