Tiếp tục kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 95 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tiếp tục kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQVN có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN, do đó, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ theo các nội dung sau:

Thứ nhất, đổi mới về tổ chức, bộ máy UBMTTQVN huyện Phù Cát

sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả”, trong đó có UBMTTQVN, cụ thể:

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của UBMTTQVN huyện và các địa phương gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, từng bước khắc phục tình trạng “hành chính hóa” hoạt động và “công chức hóa” cán bộ; tăng cường quan hệ phối hợp công tác giữa UBMTTQVN, các đoàn thể CT - XH với HĐND, UBND cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong việc tích cực tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của MTTQVN.

UBMTTQVN huyện Phù Cát tiến hành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong; cắt giảm số lượng các ban chuyên môn và văn phòng theo hướng sáp nhập các phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả. Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách cơ quan UBMTTQVN huyện.

Tăng cường vai trò và trách nhiệm của thành viên là cá nhân và thành viên là tổ chức của MTTQVN huyện; tiếp tục duy trì và phát huy vai trò tư vấn của các hội đồng tư vấn của UBMTTQVN huyện (gồm các thành viên là những cá nhân tiêu biểu; người uy tín, các chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực, trong các dân tộc, tôn giáo; cán bộ lãnh đạo các cấp giàu kinh nghiệm đã về hưu…).

Huyện Phù Cát cần nghiên cứu triển khai mô hình cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể CT - XH cấp huyện. UBMTTQVN huyện Phù Cát sớm xây dựng và triển khai Đề án về mô hình “Tổ tự quản” ở cộng đồng dân cư áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn huyện dưới sự chủ trì của Ban Công tác Mặt trận KDC và bảo đảm sự

lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền cơ sở.

Việc đổi mới tổ chức, bộ máy của UBMTTQVN phải dựa trên cơ sở nâng cao vị trí, vai trò của MTTQVN, tinh giản bộ máy theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách. Đối với cán bộ chủ chốt UBMTTQVN các cấp phải là ủy viên ban thường vụ cấp ủy (đối với cấp huyện) hoặc cấp ủy viên cấp ủy cùng cấp (đối với cấp xã/thị trấn) nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao vị thế của MTTQVN trong hệ thống chính trị các cấp. Trong những năm tới, UBMTTQVN huyện Phù Cát quán triệt và triển khai nghiêm túc tinh thần chỉ thị nêu trên để UBMTTQVN huyện đủ tư thế, uy tín, năng lực thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của

UBMTTQVN nói chung và chức năng GS, PBXH nói riêng theo tinh thần Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị (khóa X).

UBMTTQVN huyện Phù Cát cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của UBMTTQVN huyện Phù Cát theo hướng tăng cường chức năng GS và PBXH, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; hướng mạnh về cơ sở, địa bàn KDC; phát huy dân chủ, phát huy vai trò đội ngũ cộng tác viên, thành viên các tổ chức tư vấn…tham gia các hoạt động của Mặt trận.

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của UBMTTQVN cần hướng đến thực hiện tốt hơn vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Do đó, để đảm bảo “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến” đòi hỏi UBMTTQVN phải đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động của mình, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới hoạt động GS, PBXH đối với chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, ngoài việc chủ động, chủ trì tổ chức các đoàn GS, PBXH chuyên đề theo kế hoạch thì UBMTTQVN nên tăng cường tổ chức các hoạt động để vận động nhân dân phát huy tinh thần dân chủ trực tiếp tham gia quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ở cơ sở; thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ảnh của nhân dân và các thành viên để làm cơ sở, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên và nhân dân.

Thứ ba, đổi mới công tác cán bộ, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán

bộ UBMTTQVN các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng GS, PBXH trong giai đoạn hiện nay.

Hàng năm, UBMTTQVN huyện Phù Cát cần chủ động phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện, với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng có uy tín trên địa bàn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các chuyên đề về công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận các cấp, chú trọng cán bộ Mặt trận cấp xã và KDC. Ngoài ra, UBMTTQVN huyện cũng cần tập trung xây dựng quy hoạch cán bộ Mặt trận và bổ sung quy hoạch hàng năm; cấp ủy các cấp phân công đồng chí ủy viên ban thường vụ và cấp ủy viên có khả năng, đủ tiêu chuẩn, trưởng thành từ cơ sở giữ chức danh chủ tịch UBMTTQVN các cấp. Các cấp Ủy Đảng cần chú trọng hơn nữa đến công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt của Mặt trận giữ các chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị các cấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)