Nâng cao chất lượng hoạtđộng kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạtđộng kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề

vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hoạt động GS, PBXH là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của UBMTTQVN được khẳng định và tăng cường trong những năm gần đây. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết có ý nghĩa quan trọng để quy định trên sớm đi vào nề nếp, thực hiện chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thúc đẩy thực thi dân chủ, tham gia kiểm soát quyền lực góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, một số cấp ủy, tổ chức đảng vẫn chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện Quy chế GS và PBXH của UBMTTQVN nên công tác này ở một số địa phương chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Do đó, trong những năm đến, cấp ủy, chính quyền, MTTQVN huyện Phù Cát phải duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chức năng GS và PBXH trên địa bàn huyện. Đây là một trong những giải pháp quan trọng

góp phần đưa hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN ngày càng đi vào nề nếp, khoa học, thực chất và hiệu quả.

Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm trong tiến trình thực thi GS và PBXH, UBMTTQVN huyện Phù Cát cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với GS và PBXH bằng hình thức nghiên cứu, xem xét

văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân: cần tăng cường hoạt động theo dõi, đốc thúc việc giải quyết kiến nghị sau GS và PBXH.

Thứ hai, đối với GS và PBXH bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát:

hoạt động theo dõi, đốc thúc các kiến nghị sau GS và PBXH được giải quyết sớm cần được UBMTTQVN huyện, các tổ chức CT - XH chủ trì bám sát tình hình thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Nếu các cá nhân, tổ chức kéo dài việc thực hiện thì tiếp tục chọn một hoặc các giải pháp sau:

Gửi các văn bản kiến nghị đến các tổ chức cấp trên trực tiếp của cá nhân, tổ chức được GS, PBXH hoặc đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề nghị các tổ chức, cơ quan đó sớm chỉ đạo các cá nhân và tổ chức được GS và PBXH phải lập tức xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản; mặt khác, phải để nghị xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được giám sát không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định pháp luật các kiến nghị sau giám sát.

Phản ánh các kiến nghị sau GS và PBXH tại các phiên họp hoặc thể hiện trong các báo cáo tháng, quý gửi đến các tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cấp ủy, Thường trực HĐND, UBND đồng cấp); tại các cuộc họp của Thường trực HĐND, UBND đồng cấp và thể hiện trong Báo cáo công tác UBMTTQVN tham gia xây dựng chính quyền tại các phiên họp HĐND cùng cấp.

Phối hợp với các đơn vị truyền thông, báo chí trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và đề nghị các cơ quan này phản ánh, đưa tin về các kết quả đã GS và PBXH, yêu cầu cá nhân, tổ chức được GS và PBXH phải xem xét, sớm

giải quyết các kiến nghị đã đưa ra. -

Nếu người đầu tổ chức hoặc cá nhân được GS và PBXH là đại biểu HĐND, giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn, hoặc đại biểu Quốc hội thì thực hiện các quyền và trách nhiệm của UBMTTQVN bằng quy định trong Điều 31, Luật MTTQVN.

Thứ ba, GS và PBXH thông qua hoạt động của Ban TTND được thành

lập ở cấp xã, Ban GSĐTCĐ; UBMTTQVN cấp xã trên địa bàn huyện Phù Cát cần thực hiện một số giải pháp sau:

Hướng dẫn Ban GSĐTCĐ xây dựng chương trình, kế hoạch GSĐTCĐ đối với chương trình, dự án trên địa bàn trên cơ sở trao đổi, thống nhất với HĐND và UBND cùng cấp;

Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh của Ban GSĐTCĐ; xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban GSĐTCĐ trước khi gửi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

Hỗ trợ Ban GSĐTCĐ trong việc cung cấp thông tin, lập và gửi báo cáo GSĐTCĐ cho cơ quan, tổ chức có liên quan khi cần thiết;

Xem xét, giải quyết và đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban GSĐTCĐ. Đồng thời, động viên nhân dân địa phương ủng hộ, phối hợp, tham gia hoạt động của Ban GSĐTCĐ.

Thứ tư, đối với hình thức tham gia GS và PBXH với cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền, thành viên đoàn GS và PBXH của UBMTTQVN các cấp ở Phù Cát cần chú trọng: Trong quá trình GS, PBXH, nếu phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đại diện UBMTTQVN các

cấp ở huyện Phù Cát, tổ chức CT – XH cần sớm đề nghị đoàn GS và PBXH kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biện pháp xử lý và quy định rõ sau bao lâu khi đoàn GS, PBXH kiến nghị đúng thì cơ quan, đơn vị đó phải thực hiện.

3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với hoạt động thực thi chính sách giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các địa phương trong toàn huyện Phù Cát

Ban Thường vụ Huyện ủy cần tăng cường chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể tăng cường công tác nắm tình hình cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; giải quyết những bức xúc, yêu cầu chính đáng của người dân. Chỉ đạo thực hiện Quy định số 124- QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; chỉ đạo chính quyền quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các đoàn thể CT - XH tham gia trong quy hoạch và thực hiện các dự án đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn; tăng cường thực hiện tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân để kịp thời giải quyết những khó khăn, kiến nghị của nhân dân. Định kỳ cấp ủy làm việc với MTTQ, các đoàn thể để lắng nghe ý kiến, kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo công tác vận động quần chúng phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo phân loại đánh giá chất lượng tổ chức và hoạt động của MTTQ và các đoàn thể hàng năm.

Đối với cấp ủy các cấp cần thay đổi về tư duy, nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của MTTQVN trong hệ thống chính trị đặc biệt là vai trò của hoạt động GS và PBXH. Thực tiễn tại huyện Phù Cát những năm qua, nhiều chương trình phối hợp thống nhất hành động của UBMTTQVN được xuất phát từ chỉ đạo của các cấp ủy đảng chứ chưa hẳn được hiệp thương dân chủ. Điều này cho thấy rằng, thay đổi tư duy và nhận thức của các cấp ủy đảng là rất quan trọng.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một là, Ủy ban Trung ương MTTQVN cần tiếp tục tham mưu và trực tiếp

ban hành văn bản hướng dẫn quy định về hoạt động GS và PBXH của MTTQVN và các tổ chức CT – XH của Luật MTTQVN năm 2015 theo hướng: Bổ sung các biện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị GS và PBXH; Bổ sung các chế tài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúng thời gian luật định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với kiến nghị GS và PBXH của UBMTTQVN và các tổ chức CT - XH.

Hai là, Ủy ban Trung ương MTTQVN cần xây dựng và triển khai trong

toàn hệ thống MTTQ cơ chế công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị GS và PBXH của nhân dân, kiến nghị GS và PBXH của MTTQVN và các tổ chức CT - XH đối với các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức.

Ba là, UBMTTQVN cần chỉ đạo thống nhất trong toàn hệ thống

MTTQ các cấp chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan MTTQ với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước; cần coi GS và PBXH của MTTQ và các tổ chức CT – XH là một nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế GS và PBXH của MTTQ và các tổ chức CT – XH đối với các cơ quan Nhà nước phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của cơ chế kiểm soát quản lý nhà nước hiện nay.

3.3.2. Đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Phù Cát

Thứ nhất, cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

MTTQ các cấp, xây dựng cơ chế hoạt động và phát huy tiềm năng của các thành viên của UBMTTQVN trong hoạt động GS và PBXH, tham mưu ý kiến

của các cá nhân tiêu biểu, phát huy ưu thế của các chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của MTTQ; huy động mạng lưới cộng tác viên, các đoàn viên, hội viên là các nhà khoa học trên các lĩnh vực để tham gia hoạt động GS và PBXH của MTTQ và tổ chức CT – XH; Tăng cường xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên có sức khỏe, nhiệt tình, trách nhiệm với từng công việc, sự kiện được giao là một yêu cầu tất yếu và lâu dài trong xu hướng thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần tạo cơ chế để

MTTQ các cấp thực hiện đổi mới phương thức và nội dung hoạt động GS và PBXH: Khác với hoạt động GS và PBXH của các cơ quan Nhà nước, GS và PBXH của MTTQ có tính xã hội. Do vậy, để đạt hiệu quả cao cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của MTTQ trong hoạt động GS và PBXH. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung GS và PBXH cần phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể GS và PBXH; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát và phản biện, phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của UBMTTQ; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan Nhà nước trả lời kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức CT – XH trong thời gian quy định.

Thứ ba, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần xây dựng cơ chế

công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị GS và PBXH của nhân dân, kiến nghị GS và PBXH của UBMTTQVN và các tổ chức CT – XH đối với các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức.

Thứ tư, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về cơ chế, phối hợp

và hỗ trợ UBMTTQVN ở huyện và các tổ chức thành viên trong việc nâng cao nhận thức của các chủ thể trong hệ thống chính trị địa phương về chức

năng GS và PBXH của UBMTTQVN cũng như việc tăng cường nguồn lực và các điều kiện vật chất đảm bảo cho việc thực thi chính sách GS, PBXH và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sịnh và rút kinh nghiệm trong tiến trình thực hiện GS và PBXH.

3.3.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phù Cát và các tổ chức thành viên

Một là, tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ

quan MTTQVN với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước; cần coi GS và PBXH của UBMTTQVN và các tổ chức CT – XH là một khâu thiết yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế GS và PBXH của MTTQVN và các tổ chức CT – XH đối với các cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của cơ chế kiểm soát quản lý Nhà nước hiện nay.

Hai là, tăng cường đổi mới hình thức GS và PBXH: Luật MTTQVN

năm 2015 quy định bốn hình thức GS và PBXH của MTTQ. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động GS và PBXH của MTTQ các cấp chưa sử dụng tốt và đồng bộ các hình thức GS và PBXH, chủ yếu là tổ chức các đoàn giám sát trong khi hình thức giám sát này cần phải phải bố trí lực lượng, thời gian, kinh phí để tổ chức thực hiện giám sát mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, căn cứ vào nội dung GS và PBXH được xác định MTTQ các cấp cần phối, kết hợp nhiều hình thức GS và PBXH, trong đó chú trọng việc cử cán bộ, chuyên gia tham gia các đoàn GS và PBXH của các cơ quan Nhà nước, hay nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của người dân, doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách lớn.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin từ các tầng

kịp thời nắm bắt tâm tư, ý nguyện của nhân dân, dựa vào đó để đưa ra các kiến nghị GS và PBXH phù hợp, đúng đắn.

Bốn là, thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; Bởi vì, công khai, minh bạch là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ GS và PBXH có hiệu quả. Công khai, minh bạch đòi hỏi các các chủ thể GS và PBXH của UBMTTQVN và các tổ chức CT - XH phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung và đối tượng cần phải GS và PBXH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động GS và PBXH của UBMTTQVN huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cùng với đó là những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động GS, PBXH của UBMTTQVN huyện Phù Cát trong thời gian tới, đó là: Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trong hệ thống chính trị về chức năng GS, PBXH của UBMTTQVN dưới các hình thức và phương pháp khác nhau; Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách GS, PBXH của UBMTTQVN trong tình hình mới; Tiếp tục kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phù Cát; Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, tuyên truyền, phân công và phối hợp GS, PBXH của UBMTTQ trong huyện; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo các điều kiện vật chất để phục vụ cho hoạt động GS, PBXH của UBMTTQVN địa phương; Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện GS, PBXH của UBMTTQVN; Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với hoạt động thực thi chính sách GS, PBXH của UBMTTQVN ở các địa phương trong toàn huyện Phù Cát.

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, chương 3 luận văn cũng đã nêu một số đề xuất kiến nghị đối với đối với MTTQVN: Đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và đối với MTTQVN huyện Phù Cát và các tổ chức thành viên.

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với trình độ dân trí ngày càng cao của con người, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự hỗ trợ của công tác thông tin, truyền thông ngày càng hiệu quả, thì hoạt động giám sát và phản biện xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)