Ứng dụng lâm sàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT DO TỲ ĐÈ BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN TẠI BỆNH VIỆN (Trang 27 - 29)

1.6.2.1. Xác định vị trí nhánh xuyên động mạch mông trên tương ứng trên da và đường chuẩn đích

Để xác định vị trí của các nhánh xuyên động mạch mông trên tương ứng trên da, các tác giả Koshima(1993) [7], Verpaele A.M (1999) [40], YuanS.T. (2007) [41] đã lấy đường chuẩn đích và xác định vị trí tương ứng trên da của động mạch mông trên là đường nối gai chậu sau trên với mấu chuyển lớn của xương đùi tại điểm 1/3 trong. Tương ứng vị trí giải phẫu của cơ thoi (cơ lê) trên da vùng mông được xác định nằm trên đường nối giữa đỉnh mấu chuyển lớn và điểm giữa xương cùng. Các nhánh xuyên của động mạch mông trên tương ứng trên da vùng mông nằm trong khoảng giữa bờ trên của cơ thoi và khu vực 1/3 giữa của đường chuẩn đích.

Tarek Mahboub (2004) [42] nghiên cứu vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên dạng vạt V-Y lại không đưa ra đường chuẩn đích giải phẫu mà xác định phạm vi các nhánh xuyên nằm trong giới hạn tam giác được tạo bởi: Gai chậu sau trên, đỉnh xương cụt và đỉnh của mấu chuyển lớn. Theo tác giả, các nhánh xuyên nằm trong khoảng giữa của tam giác này.

1.6.2.2. Điều trị loét vùng cùng cụt

Koshima I (1993) [7] là người đầu tiên ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên để điều trị loét vùng cùng cụt cho 8 bệnh nhân. Kết quả không có ca nào hoại tử hay tái phát, chỉ một ca rò dịch.

Borman H, T Maral (2002) [43] đã sử dụng vạt da cân nhánh xuyên động mạch mông trên dạng V-Y điều trị cho 15 bệnh nhân loét vùng cùng cụt. Trong đó 2 bệnh nhân có đường kính ổ loét lớn nhất là 12cm và 18cm, tác giả đã dùng 2 vạt V-Y ở hai mông để che phủ ổ loét, số bệnh nhân còn lại chỉ dùng 1 vạt dạng V-Y. Theo dõi từ 1,5- 35 tháng không có một ca nào hoại tử hay loét tái phát.

Leow M, Lim TC (2004) [32] ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên điều trị cho bệnh nhân loét vùng cùng cụt đạt kết quả tốt, không có vạt nào bị hoại tử, không có trường hợp nào bị rò dịch, vết mổ liền sau 2-3 tuần.

Tarek Mahboub (2004) [42] sử dụng vạt nhánh da xuyên động mạch mông trên để điều trị những tổn khuyết rộng vùng cùng cụt cho 11 bệnh nhân với dạng vạt đẩy V-Y đạt kết quả khả quan.

Coskunfirat OK (2004) [26] nghiên cứu ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông che phủ loét tỳ đè ở các vị trí khác nhau (cùng cụt, ụ ngồi, mấu chuyển) cho kết quả khả quan.

Meltem C (2004) [8] sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông để điều trị loét tỳ đè vùng cùng cụt đạt kết quả tốt.

Yuan- Sheng Tzeng (2007) [41] sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên điều trị 12 bệnh nhân loét vùng cùng cụt, tác giả ưa thích dùng vạt này dạng luồn qua hầm da. Kết quả có 1 vạt da bị hoại tử một phần.

Xu Y, Liang Z (2007) [10] điều trị loét vùng cùng cụt cho 6 bệnh nhân bằng vạ da nhánh xuyên động mạch mông trên dạng đảo kết quả 5 vạt tốt, 1 vạt khâu da thì hai, thời gian điều trị trung bình là 32 ngày.

Pradeoth.M và cộng sự (2010) [9] đã sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên dạng đảo điều trị 6 bệnh nhân loét cùng cụt. Tất cả vùng cho vạt được khâu kín hoàn toàn. Kết quả 5 trường hợp vạt sống tốt, vết mổ liền kỳ đầu, 1 trường hợp vạt hoại tử. Tác giả cho rằng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên là sự lựa chọn đầu tiên trong điều trị loét vùng cùng cụt.

Ảnh 1.1. Hình thức sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên dạng đảo.

* Nguồn Pradeoth.M và cộng sự (2010) [9].

1.6.2.3. Ứng dụng khác

Vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên còn được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng trong phẫu thuật tái tạo vú dưới dạng vạt tự do, chủ yếu điều trị cho những bệnh nhân sau điều trị ung thư vú. Đầu tiên là Fujino và cộng sự (1975) [44] thông báo sử dụng vạt da tự do lấy vùng mông trong tạo hình vú và tổn khuyết thành ngực. Allen RJ, Tucker C (1995) [35] đã tái tạo 11 bộ ngực thành công bằng kỹ thuật vi phẫu, sau đó hàng loạt các báo cáo như Allen RJ (1998) [36], Blondeel BN(1999) [45] ....Trong đó Aldo (2004) [46] đã nghiên cứu trên 142 bệnh nhân tạo hình vú. Trong trường hợp cần tái tạo cả hai bên vú, các tác giả đều khẳng định hiệu quả sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên ở dạng vạt tự do, có thể thay thế trong trường hợp không sử dụng được vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới (DIEP).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT DO TỲ ĐÈ BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN TẠI BỆNH VIỆN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w