Kết quả phẫu thuật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT DO TỲ ĐÈ BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN TẠI BỆNH VIỆN (Trang 48)

Bảng 3.8. Hình thức sử dụng vạt Dạng vạt Số lượng Tỷ lệ % Dạng đảo 25 83,33 Dạng V-Y 05 16,67 Tổng 30 100

Nhận xét: - Trong ngiên cứu của chúng tôi chủ yếu sử dụng vạt dạng đảo với 25 trường hợp chiếm tỷ lệ 83,33% do ưu điểm của vạt ( độ linh hoạt khi xoay vạt, khả năng lấy được vạt rộng ). Chỉ có 05 trường hợp dùng vạt V-Y chiếm tỷ lệ 16,67%.

Bảng 3.9. Kích thước của vạt

Các thông số nghiên cứu Tối đa Tối thiểuKích thước vạt Trung bình

Diện tích vạt (cm²) 180 30 77,43 ± 53,08

Chiều dài vạt (cm) 16 6 9,43 ± 3,32

Chiều rộng vạt (cm) 12 5 7,5 ± 2,44

Nhận xét: - Kích thước vạt lấy được lớn nhất là 180cm2, nhỏ nhất là 30cm2, trung bình 77,43 ± 53,08cm2. Với chiều dài vạt lớn nhất: 16cm, chiều rộng lớn nhất 12cm.

Bảng 3.10. Số lượng vạt da sử dụng

Số lượng vạt Vạt V-Y Vạt đảo Tổng Tỷ lệ %

Một vạt 05 23 28 93,33

Hai vạt 0 02 02 6,67

Tổng 05 25 30 100

Nhận xét: - Chỉ có 02 trường hợp phải dùng 2 vạt do diện tích quá lớn và đều là vạt đảo. Còn lại 28 trường hợp dùng 1 vạt chiếm tỷ lệ 93,33%.

Bảng 3.11. Liên quan tình trạng liền tại chỗ vạt và dạng vạt

Dạng vạt

Vùng cho vạt Vạt dạng đảo Vạt V-Y

Tổng (%)

Liền kỳ đầu 21 04 83,33

Phẫu thuật thì 2 04 01 16,67

Tổng 25 05 100

Nhận xét: - Có 25 bệnh nhân vết mổ liền kỳ đầu chiếm tỷ lệ 83,33% và 05 trường hợp tụ dịch dưới vạt phải cắt chỉ để hở da đợi khâu thì II.

Bảng 3.12. Các tổn thương loét ở vị trí khác kèm theo

Thời điểm loét Số bệnh nhân

Trước mổ 05

Sau mổ 0

Tổng 05

Nhận xét: - Tổn thương loét kèm theo ở vị trí khác trước mổ là 05/30 bệnh nhân. Sau mổ không có trường hợp nào xuất hiện loét ở vị trí khác do người nhà đã được hướng dẫn chăm sóc chống loét.

Bảng 3.13. Thời gian điều trị sau phẫu thuật

Bệnh nhân 21 06 03 30

Nhận xét: - Thời gian điều trị sau phẫu thuật chủ yếu dưới 20 ngày chiếm 21/30 bệnh nhân. Có 03 trường hợp trên 30 ngày do tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và bệnh nội khoa là biến chứng của việc nằm một chỗ lâu ngày.

3.3.1. Đánh giá kết quả gần Bảng 3.14. Kết quả gần sau mổ (n = 30) Kết quả Loại vạt Tổng (%) Dạng đảo Dạng V-Y Tốt 21 04 83,33 Trung bình 04 01 16,67 Xấu 0 0 0 Tổng 25 05 100

Nhận xét: - Đánh giá kết quả gần sau mổ có 25 trường đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ 83,33%, 05 trường hợp đạt kết quả trung bình do tụ dịch dưới vạt phải khâu da thì II, không có trường hợp nào xấu.

3.3.2. Đánh giá kết quả xaBảng 3.15. Kết quả xa (n = 22) Bảng 3.15. Kết quả xa (n = 22) Kết quả Loại vạt Tổng (%) Dạng đảo Dạng V-Y Tốt 16 03 86,36 Trung bình 01 01 9,09 Xấu 01 0 4,54 Tổng 18 04 100

Nhận xét: - Trong 30 bệnh nhân chúng tôi khám lại sau 6 tháng là 22 trường hợp ( 03 đã tử vong, 05 chưa đủ thời gian 6 tháng ). Kết quả tốt là 19 trường hợp chiếm tỷ lệ 86,36%, trung bình là 02 trường hợp chiếm 9,09% và xấu là 01 trường hợp chiếm 4,54% ( đây là trường hợp hoại tử vạt da sau 14 tháng và nhập viện để phẫu thuật chuyển vạt bên đối diện ).

3.4. Thất bại và biến chứngBảng 3.16. Thất bại và biến chứng Bảng 3.16. Thất bại và biến chứng Biến chứng Tổng Tỷ lệ (%) Nhiễm khuẩn vết mổ 05 16,67 Loét thứ phát tại vị trí khác 0 0 Loét tái phát 02 9,09 Hoại tử toàn bộ vạt 0 0

Nhận xét: - Có 05 trường hợp tụ dịch gây nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ 16,67% và 02 trường hợp loét tái phát trong đó 01 trường hợp phải phẫu thuật lại sau mổ lần đầu 14 tháng ( Bảng 3.18 đã nêu ).

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng chung

4.1.1. Tuổi, giới

Dựa vào vai trò xã hội của các đối tượng nghiên cứu chúng tôi chia thành

các nhóm tuổi sau:

+ 20 - 40: Tuổi hoạt động xã hội tích cực.

+ 40 - 60: Tuổi bắt đầu ổn định cuộc sống, xã hội. + > 60: Tuổi ổn định cuộc sống, xã hội.

Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ ( nam: 70%, nữ: 30% ), nhóm tuổi hay gặp nhất là > 60 tuổi (chiếm 60%), ở độ tuổi này, đa số các bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính như tai biến mạch máu não…gây bại, liệt, phải nằm bất động lâu ngày trên gường bệnh dẫn đến loét cùng cụt do tỳ đè, tỷ lệ này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yuan ST (2007) [41] là tất cả các bệnh nhân nghiên cứu của tác giả đều > 60 tuổi (từ 66 - 90 tuổi) và các bệnh nhân này đều mắc các bệnh lý mãn tính chủ yếu bệnh lý thần kinh dẫn đến loét cùng cụt do tỳ đè. Kết quả nghiên cứu của Tarek M [42] (từ 22 - 53 tuổi), với Nguyễn Thái Sơn (1997) [25] (chủ yếu tập trung vào nhóm từ 22 - 40 tuổi), và một số tác giả khác nữa.

4.1.2. Nguyên nhân gây tổn thương loét

Hầu như tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân gây loét vùng cùng cụt là do tỳ đè sức nặng của cơ thể. Các bệnh nhân có tổn thương tủy sống do chấn thương cột sống với 09/30 trường hợp chiếm 30%. Trong số đó 07/09 bệnh nhân bị liệt hai chi dưới và 2 bệnh nhân liệt cả tứ chi.

Tỷ lệ loét cùng cụt do nguyên nhân TBMMN và các bệnh mạn tính khác là 19/30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 63,33%, có 02 trường hợp gãy cổ xương đùi do có bệnh lý toàn thân cũng phải bất động lâu ngày trên giường bệnh, cộng thêm tuổi cao, thể trạng gầy yếu, việc chăm sóc toàn thân cũng như nỗ lực của bản thân người bệnh kém, không chịu tập vận động nên dẫn đến loét vùng cùng cụt do tỳ đè. Nguyên nhân loét vùng cùng cụt ở các bệnh nhân của chúng tôi phù hợp với thống kê của nhiều tác giả khác trong và ngoài nước. Nguyên nhân loét chủ yếu do tỳ đè, xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân liệt chi sau chấn thương cột sống (do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông) hoặc

do các bệnh lý mãn tính về tủy sống, một số nguyên nhân khác như loét do xạ trị, bệnh Parkinson, Alzheimer, viêm phổi,…..ít gặp hơn. Yuan ST (2007) [41] nghiên cứu trên 12 bệnh nhân loét vùng cùng cụt, trong đó có 9/12 bệnh nhân bị chấn thương cột sống, tủy sống, vỡ xương chậu dẫn đến loét, 2 bệnh nhân bị Parkinson, 1 bệnh nhân bị viêm phổi, tất cả đều loét vùng cùng cụt do tỳ đè.

Nguyễn Thái Sơn, Trần Đức mậu (1997) [25], nghiên cứu với 23 bệnh nhân loét cùng cụt, tất cả các bệnh nhân đều loét do tỳ đè sau chấn thương cột sống dẫn đến liệt tủy, liệt hai chi dưới hoặc tứ chi.

4.1.3. Tình trạng ổ loét vùng cùng cụt:

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy chủ yếu đường kính ổ

loét < 15cm chiếm tỷ lệ 99,66%, chỉ có 01 trường hợp đường kính > 15 cm ( Bảng 3.6 ). Với độ sâu của ổ loét 22/30 trường hợp loét độ IV ( chiếm 73,33% ), loét độ III 08/30 trường hợp ( chiếm 26,66% ).

Chúng tôi dựa theo phân độ loét tỳ đè của Hội đồng tư vấn loét Quốc Gia Hoa kỳ (2007) [15]. Các bệnh nhân của chúng tôi đều có loét vùng cùng cụt độ III hoặc độ IV. Ổ loét lõm sâu xuống so với bề mặt da lành xung quanh, lộ cân hoặc lộ xương cùng, vết thương thường có nhiễm khuẩn, hoại tử, nhiều dịch, mủ, mùi hôi, và tất cả các ổ loét này đều đã được điều trị nội khoa trước đó mà không hiệu quả. Thực tế với tình trạng lâm sàng của ổ loét với phân chia độ III hoặc IV kích thước rộng thì phải được điều trị ngoại khoa, che phủ bằng các vạt da có cuống mạch mới có thể liền được và hạn chế loét tái phát điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả [9],[14],[22].

Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân loét cùng cụt khá cao: 24/30 trường hợp chiếm 80%, với các biểu hiện có thể có sốt, hoại tử tổ chức tại vùng cùng cụt, chảy dịch mủ hôi, viêm tấy lan tỏa sang xung quanh và đặc biệt là cấy dịch (+). Và có thể thấy độ loét vùng cùng cụt càng sâu thì tỷ lệ nhiễm trùng càng lớn ( Bảng 3.9 ) với 22 trường hợp loét độ IV thì đã có tới

20/22 ca nhiễm khuẩn, so với 08 ca loét độ III thì có 04 ca nhiễm trùng ổ loét, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng các bệnh nhân bị loét càng sâu có thể do nhiều nguyên nhân: do liệt nằm một chỗ, hoặc bệnh mạn tính và tuổi già, khả năng chăm sóc của người nhà có nhiều hạn chế. Nên khi nằm một chỗ mà không lật người thường xuyên khi xảy ra loét thì thường loét rất sâu ( độ IV ), cộng thêm việc đi vệ sinh không tự chủ sẽ ngấm vào vết loét, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân kém... Tất cả các yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị loét cùng cụt. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Giang ( 2011 )[49], Nguyễn Xuân Thiện ( 2014 )[50].

4.1.4. Thời điểm phẫu thuật

Bảng 3.1.4 cho thấy đa số các bệnh nhân đến phẫu thuật trong khoảng thời gian trước 3 tháng tính từ khi ổ loét xuất hiện. Sớm nhất là ngày thứ 12 và muộn nhất là 11 năm ( có 01 trường hợp ). Điều này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thái Sơn [25]. Hầu hết các bệnh nhân đều được điều trị nội khoa trước, khi không có hiệu quả, ổ loét ngày càng sâu và rộng hơn thì bệnh nhân và gia đình bệnh nhân mới quyết định đến viện để phẫu thuật. Thường tâm lý của người bệnh cũng như của người chăm sóc, khi điều trị nội khoa 1-2 tháng mà không kết quả thì đã rất lo lắng, cộng thêm việc phải chịu đựng ổ loét tiết dịch, mùi hôi đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh.

4.1.5. Các phương pháp điều trị trước khi phẫu thuật bằng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên

Bảng 3.6 cho thấy tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được điều trị trước khi can thiệp phẫu thuật, đa số là điều trị nội khoa bằng cách thay băng, đắp thuốc tại chỗ ổ loét hàng ngày, hoặc kết hợp với liệu pháp hút áp lực âm để làm sạch ổ loét (30/30 BN, chiếm 100%). Có thể thấy việc chăm sóc ổ loét chiếm vai trò hết sức quan trọng trong quy trình điều trị loét cùng

cụt, việc điều trị cần được phải tuân theo các thứ tự: cắt lọc hoại tử, dùng thuốc tại chỗ, hút áp lực âm. Khi nền ổ loét sạch hoại tử, tổ chức hạt đỏ hồng thì mới quyết định chuyển vạt nhánh xuyên động mạch mông trên để che phủ khuyết hổng cùng cụt do loét tỳ đè. Các trường hợp đã được phẫu thuật (vạt tại chỗ hoặc ghép da) nhưng đều không kết quả, ổ loét không thể liền được do kích thước rộng và tổn thương sâu, những bệnh nhân này đến khoa chúng tôi để phẫu thuật bằng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên muộn hơn những bênh nhân khác do phải mất thời gian điều trị phẫu thuật trước đó mà không kết quả. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng trước đó là khâu đóng da trực tiếp, vạt da ngẫu nhiên tại chỗ và ghép da mỏng tự thân. Điều này cho thấy với những ổ loét độ III, độ IV việc che phủ ổ loét vùng cùng cụt bằng vạt da là tất yếu nhưng nếu kích thước rộng thì không thể sử dụng các vạt da ngẫu nhiên tại chỗ được, việc ghép da trên nền loét vùng cùng cụt là không hiệu quả, nhận xét của nhiều tác giả cũng trùng lặp với ý kiến này [1], [9],[14],[22].

4.2. Kết quả phẫu thuật

4.2.1. Lý do lựa chọn vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên

Để khắc phục các nhược điểm của vạt da-cơ mông lớn và tìm kiếm một chất liệu tạo hình mới đạt được yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ đồng thời giảm tối đa di chứng của vùng cho vạt da-cơ mông lớn, vạt nhánh xuyên ra đời với sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu. Tiên phong trong nghiên cứu này là Koshima (1989), Shoeda, Kroll và Rossenfield từ cuối những năm 80 [7],[29]. Các tác giả nghiên cứu trên giải phẫu cho thấy sự cấp máu của nhánh xuyên cơ đến cấp máu cho da là đáng tin cậy, cộng thêm với việc ứng dụng trên lâm sàng đã khẳng định hiệu quả của vạt da nhánh xuyên. Đến năm 1993 Koshima và cộng sự đã mô tả nhánh xuyên của động mạch mông trên làm cơ sở cho việc ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên [7].

* Lý do lựa chọn vạt

+ Vùng cùng cụt có chức năng đệm đỡ, tỳ nén chịu sức nặng của cơ thể lớn nhất khi nằm (40-60mmHg) [3], do đó vai trò của vùng này hết sức quan trọng. Vì vậy, nếu chất liệu che phủ loét vùng cùng cụt không đủ dầy, không có hoặc có ít mô mỡ thì không đảm bảo được chức năng tỳ nén cho cơ thể, nguy cơ loét tái phát cao [36]. Những vạt da ngẫu nhiên tại chỗ hay mảnh da ghép không mang lại hiệu quả lâu dài trong điều trị loét vùng cùng cụt, hơn nữa với các vạt da ngẫu nhiên tại chỗ chỉ có thể che phủ các tổn khuyết vừa và nhỏ [1]. Vạt da-cơ mông lớn là dạng vạt da-cơ, có lấy kèm theo cơ nên vạt dầy, có thể đệm đỡ để che phủ được những ổ loét sâu, kích thước của vạt đủ để che phủ các khuyết rộng. Tuy vậy, vạt quá dầy, nhiều khi không cần thiết, hơn nữa vạt dầy cộm còn ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ. Nhược điểm nữa của vạt da-cơ mông lớn là phải hy sinh một phần lớn khối cơ mông, vùng cho vạt bị biến dạng hình thể giải phẫu vùng mông, hạn chế thẩm mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng vận động của khớp háng bên đó [8],[27].

+ Vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên có thể khắc phục được nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật trên. Vạt không quá dầy như vạt da cơ mông lớn, đây là một dạng vạt da cân nên độ dầy của vạt đủ để lấp đầy các ổ loét sâu độ III, độ IV, vừa đảm bảo được chức năng, thẩm mỹ vùng cùng cụt. Điều này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả như Koshima I (1993) [7], Verpaele (1999) [40], Tanvaa (2008) [39], Yuan ST (2007) [41].... Vạt này không mỏng như mảnh da ghép hay vạt da ngẫu nhiên tại chỗ nên hạn chế được hiện tượng loét tái phát [42].

+ Vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên có nguồn cấp máu tốt, hằng định [34], đa số các trường hợp có tới 2 hoặc 3 nhánh xuyên cấp máu nên độ an toàn của vạt cao (bảng 3.8).

+ Chiều dài của cuống mạch mang lại cho vạt độ linh hoạt cao trong việc xoay chuyển vạt để che phủ tổn khuyết (bảng 3.10), đặc biệt dạng vạt đảo -

góc xoay đạt tới 180º do cuống mạch của vạt có chiều dài từ 1-3 cm, đảm bảo độ an toàn khi xoay vạt mà không bị xoắn hoặc căng kéo các nhánh xuyên của vạt.

+ Kích thước của vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên có thể đủ để che phủ các tổn khuyết rộng hoặc rất rộng khi sử dụng cả hai vạt ở hai bên mông [7],[8].

+ Vùng cho vạt thường có thể được khâu kín được, không gây tổn thương nhiều, không phải hy sinh cơ nên không bị biến dạng hình thể mông, không ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể [28],[29],[32].

+ Cũng do không phải lấy đi lớp cơ mông lớn nên thời gian hồi phục của người bệnh cũng nhanh hơn.

4.2.2. Các dạng sử dụng của vạt

4.2.2.1. Vạt da dạng đảo

Từ khi đưa vào ứng dụng lâm sàng, vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên được sử dụng dạng đảo là chủ yếu nhờ các ưu điểm:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT DO TỲ ĐÈ BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN TẠI BỆNH VIỆN (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w