Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 43 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.5.2. Các yếu tố khách quan

-Sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục

Luật Giáo dục 2019 đã xác định: “ Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”[29].

Điều 29, Luật Giáo dục 2019 đã xác định mục tiêu của giáo dục cấp tiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [29]

Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” [29]

Đối với cấp học tiểu học, nội dung giáo dục được quy định như sau: “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” ”

Điều 93, Chương VI, Luật Giáo dục 2019 [29] cũng nêu rõ trách nhiệm của xã hội: “ Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học” Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học

tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

-Nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đạo đức cho

học sinh

Ở lứa tuổi HS tiểu học, học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống thống tri thức khoa học của loài người. Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi phong phú và sâu sắc. : Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập; Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ; Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực; Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…); Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng. Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh… Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học: Các em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp. Các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng khá sâu sắc và khá bền vững. Để GD tốt về đạo đức cho các em, cha mẹ cần nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi TH để có những biện pháp phù hợp tạo cảm giác gần gũi, thân thiết để hướng dẫn , giúp đỡ giáo dục các em nhằm đem lại hiệu quả GD cao nhất.

-Môi trường xã hội bên ngoài nhà trường

có thể xâm nhập vào học đường. Bên cạnh đó, xã hội có nhiều điều trái ngược với nội dung đạo đức được học trong nhà trường: đánh nhau, những hành động “ phạm pháp” của người lớn,… khiến các em mất niềm tin, hoang mang, lo sợ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

-Mối quan hệ giữa học sinh với người bên ngoài

Mối quan hệ giữa HS với người bên ngoài gia đình và nhà trường là sự tác động thường xuyên, hàng ngày của các hiện tượng chính trị, xã hội đối với nhận thức, hiểu biết của các em, làm thay đổi theo các chiều hướng khác nhau, đa dạng và khá phức tạp, có khi các em không phân biệt được thật và giả, tốt và xấu, hiện tượng và bản chất. Môi trường GD rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS, từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước… Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường và phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ, cũng làm nẩy sinh những tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận HS.

Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách HS. Cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường – gia đình và xã hội, một nguyên tắc cơ bản của nền GD xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho HS.

Tiểu kết chương 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội . Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “ tài” và “ đức”; trong đó, “ đức” là gốc- nền tảng cho sự phát triển của con người. Do đó, GDĐĐ cho HS, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện đối với HS có ý nghĩa vô cùng quan

trọng. GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

Chương 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm công cụ; xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các con đường GDĐĐ cho HS trường tiểu học.

Để quản lý công tác GDĐĐ cho HS cấp TH đạt hiệu quả, nhà QLGD trước hết phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác này. Phải quản lý công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trưởng các nhà trường phải quản lý tốt mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện, điều kiện để GDĐĐ cho HS. Ngoài ra, cần phải nắm bắt các yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS như: pháp luật, GD nhà trường, GD gia đình, GD xã hội, quá trình tự GD của HS, chất lượng đội ngũ GV, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh…Công tác GDĐĐ cho HS phải được kế hoạch hóa, khoa học và nền nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và sát hợp với thực tế nhà trường và điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương.

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để khảo sát, phân tích thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đứccho học sinh ở các trường TH tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)